TTF: Cha con ông Võ Trường Thành xin lấy tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả

Cùng với đó, sẽ miễn toàn bộ trách nhiệm bao gồm trách nhiệm pháp lý cho ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn.

HĐQT CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF) vừa trình cổ đông thông qua phương án khắc phục hậu quả được đề xuất bởi ông Võ Trường Thành - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TTF và ông Võ Diệp Văn Tuấn - nguyên thành viên HĐQT và Phó Tổng giám đốc công ty.

Cụ thể, HĐQT xin cổ đông chấp thuận cho ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn được khắc phục một phần hậu quả do trách nhiệm quản lý yếu kém tại TTF và các công ty con dựa vào các sai lệch, thất thoát phát sinh bằng cách sử dụng tài sản của bản thân và người liên quan.

Trường hợp vì bất cứ lý do gì dẫn đến việc giảm số lượng tài sản khắc phục hậu quả theo Phụ lục 1 thì các cá nhân sẽ bù đắp tương ứng bằng tiền hoặc tài sản tương đương theo mệnh giá.

Các cá nhân trên sẽ chuyển giao quyền sở hữu tài sản khắc phục hậu quả cho công ty theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo công ty nhận được một cách hợp pháp.

Cùng với đó, sẽ miễn toàn bộ trách nhiệm bao gồm trách nhiệm pháp lý cho ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn. Công ty sẽ làm việc với Tân Liên Phát ra văn bản bãi nại cho ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn trong vòng 3 ngày kể từ khi hoàn thành chuyển giao xong toàn bộ tài sản khắc phục hậu quả.

Theo Phụ lục 1, các tài sản khắc phục của cha con ông Võ Trường Thành bao gồm 15,4 triệu cổ phần TTF và 57,4 tỷ đồng vốn góp tại các doanh nghiệp khác. Nếu tính theo giá TTF phiên hôm nay (3/3), tổng giá trị riêng lượng cổ phiếu khắc phục là 104 tỷ đồng.

Trước đó, hồi tháng 8/2016, TTF đã quyết định bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Võ Trường Thành kể từ ngày 12/8/2016. Nguyên nhân được đưa ra là do ông Thành đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT trong tình hình khó khăn khẩn cấp của công ty.

Đến tháng 11/2016, con trai ông Thành là ông Võ Diệp Văn Tuấn cũng được bãi nhiệm theo đơn từ chức khỏi vị trí thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc.

Theo Nguyên Minh BizLIVE

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video