Tổng giám đốc SCIC có thu nhập gần 120 triệu đồng/tháng

Đây là con số được tiết lộ trong Báo cáo thực trạng quản trị doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước năm 2015.

[caption id="attachment_26107" align="aligncenter" width="660"]Ông Lại Văn Đạo - Tổng giám đốc của SCIC Ông Lại Văn Đạo - Tổng giám đốc của SCIC[/caption]
Theo một báo cáo vừa được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) công bố, thù lao năm 2015 của ông Lại Văn Đạo – Tổng Giám đốc của SCIC là 576 triệu đồng. Nhưng tổng các lợi ích khác mới là khoản thu nhập lớn hơn. Con số này là 852 triệu đồng. Như vậy, thu nhập trong 1 năm của Tổng Giám đốc SCIC là 1,428 tỷ đồng, tương đương 119 triệu đồng/tháng. Các phó Tổng giám đốc của SCIC và 2 kiểm soát viên tại SCIC cùng hưởng mức lương 522 triệu đồng/năm. Nhưng tổng cộng thu nhập của các Phó Tổng giám đốc Hoàng Nguyên Học, Lê Song Lai, Nguyễn Quốc Huy, Nhữ Thị Hồng Liên khoảng 1.290 triệu đồng tương đương hơn 100 triệu đồng/tháng. Còn thu nhập trong năm 2015 của Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hồng Hiền là 681 triệu đồng. Riêng phó Tổng Giám đốc Nguyễn Chí Thành là gần 270 triệu đồng. Theo báo cáo hoạt động năm 2014 được công bố công khai của Tổng công ty này, thu nhập bình quân của người lao động là 30,4 triệu đồng/tháng. Trong đó, mức thu nhập của viên chức quản lý chuyên trách là 47,2 triệu đồng/tháng và của viên chức quản lý không chuyên trách là hơn 15 triệu đồng/tháng. Riêng thu nhập của lãnh đạo ở mức 45-50 triệu đồng/tháng. Cụ thể, thu nhập hàng tháng của Tổng giám đốc là 51,2 triệu đồng, các phó TGĐ là hơn 47 triệu đồng. lai-van-dao-2

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video