Tổng giám đốc PNJ: Năm 2022 bức tranh chung sẽ sáng hơn 2021 nhưng mây đen không hoàn toàn biến

Theo Tổng giám đốc PNJ, tổng thể miếng bánh của thị trường năm nay co lại nhưng không phải tất cả các khách hàng đều giảm sức mua mà có những phân khúc khách hàng khá giả, trung bình khá thì sức mua vẫn còn và thậm chí họ còn có sức mua tốt hơn, bởi vì tiền đi du lịch nước ngoài, tiền đi mua sắm ở nước ngoài thì bây giờ tiêu dùng trong nước.

Tổng giám đốc PNJ: Năm 2022 bức tranh chung sẽ sáng hơn 2021 nhưng mây đen không hoàn toàn biến

Chia sẻ trên Talkshow Phố Tài chính, ông Lê Trí Thông, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) nhận định năm 2022 bức tranh chung của nền kinh tế sẽ sáng hơn so với năm 2021, nhưng mây đen không hoàn toàn biến mất.

Nhìn lại năm 2021, ông Thông cho rằng năm vừa qua là một năm của vòng đua phân hạng dưới thời tiết xấu và nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng biến hóa của các doanh nghiệp trong việc sẽ lái doanh nghiệp của mình đi như thế nào. Điều này tạo ra sự phân tách giữa các doanh nghiệp. 

"Từ tháng 1 cho tới tháng 5/2021, PNJ tăng trưởng gần 50%, có tháng tăng 55% so với cùng thời kỳ năm trước. Chính vì vậy, PNJ có một lợi thế là khi vào trong quý 3, thời điểm mà chúng tôi phải đóng cửa gần 80% số lượng cửa hàng trên toàn quốc, mặc dù ghi nhận lỗ nhưng nhờ có dự trữ từ trước đó nên ngay khi nền kinh tế mở cửa trở lại trong đầu tháng 10 chúng tôi đã bung ra ngay. Nếu nhìn từ đây đến cuối năm, chúng tôi nghĩ là con số tăng trưởng mà chúng tôi có được trong năm nay sẽ đạt xấp xỉ so với năm ngoái. Trong khi tổng thể thị trường, con số phải giảm tối thiểu là 30% thậm chí cao hơn 40%, cũng có rất nhiều doanh nghiệp thực tế tới ngày hôm nay vẫn trong trạng thái ngủ đông chưa thể thức dậy tiếp tục kinh doanh, và như vậy chúng ta thấy sự cạnh tranh và thách thức rất lớn trong năm 2021 vừa qua", Tổng giám đốc PNJ chia sẻ.

Ông Lê Trí Thông cho biết ngay từ đầu năm 2021, PNJ đã dự báo dịch Covid sẽ có lúc quay trở lại. Do đó, PNJ đã tăng tốc ngay từ đầu năm và có sự tăng trưởng tốt. 

"Đó là lý do tại sao trong đợt dịch rất căng thẳng ở TP.HCM và trên toàn quốc, chúng tôi có thể vượt qua. Và một vấn đề quan trọng khác là làm sao để đảm bảo được sự an toàn và tinh thần chiến đấu cho đội ngũ của chúng tôi. Chiến lược thứ hai của chúng tôi đó là trong những lúc khó khăn như vậy thì có rất nhiều khách hàng muốn chuyển tài sản trang sức của họ trở thành tiền mặt để họ chi tiêu trong lúc họ đang mất đi thu nhập, làm sao để chúng tôi có những cách cung cấp những dịch vụ đó cho khách hàng và như vậy chúng tôi có thêm sự tin tưởng, sự tin cậy. Một điểm quan trọng nữa trong năm vừa rồi đó là câu chuyện của online, câu chuyện của digital. Những nền tảng chúng tôi chuẩn bị cho những năm trước bắt đầu phát huy và tạo nên sự bứt tốc độ. 

Tổng thể miếng bánh của thị trường năm nay co lại nhưng không phải tất cả các khách hàng đều giảm sức mua mà có những phân khúc khách hàng khá giả, trung bình khá thì sức mua vẫn còn và thậm chí họ còn có sức mua tốt hơn, bởi vì tiền đi du lịch nước ngoài, tiền đi mua sắm ở nước ngoài thì bây giờ tiêu dùng trong nước", ông Thông lý giải về việc PNJ vẫn vững vàng trong tâm bão.

Nhận định về năm 2022, ông Lê Trí Thông đánh giá bức tranh chung của nền kinh tế sẽ sáng hơn so với năm 2021, nhưng mây đen không hoàn toàn biến mất. 

"Chúng tôi đã chuẩn bị nhiều kịch bản khác nhau trong năm 2022. Trong đó, câu chuyện là liệu hàng rào vắc-xin có bảo vệ được chúng ta với những biến thể mới hay không, hay liệu còn có những biến thể khác? Câu chuyện thứ hai đó là về tài chính, hiện câu chuyện tài chính chúng ta có ngày hôm nay đang tăng trưởng tốt nhưng vấn đề liên quan tới rủi ro về lãi suất, về dòng tiền vẫn hiện diện trong năm 2022. Chúng tôi dự báo năm 2022, sức mua sẽ không đến ngay trong mùa tết sắp tới, bởi vì năm nay tết cũng sẽ không tươm tất như là những tết năm trước, nhưng quý ba, quý bốn năm sau trở đi hướng đến năm 2023 thì sức mua sẽ hồi phục rất cao. Covid tạo ra những khó khăn nhưng cũng tạo ra những cơ hội để chúng tôi nhìn về những sự hợp tác quốc tế, mà nếu trong điều kiện bình thường chưa chắc tìm được những cơ hội như vậy", Tổng giám đốc PNJ chia sẻ.

Đánh giá về tác động của các gói kích thích kinh tế quy mô lớn của Chính phủ, ông Lê Trí Thông cho rằng gói kích thích kinh tế sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng, thông qua đó ảnh hưởng vào trong sức mua của dân chúng, rồi đẩy nền kinh tế đi lên. Điều này cần thời gian. PNJ mong muốn có những gói kích thích thẳng vào trong sức mua của người dân. Một vấn đề khác đó là sự mất tương xứng giữa phát triển kinh tế với hạ tầng an sinh. Một số ngành đã bắt đầu gặp chuyện thiếu người lao động tại TP.HCM và Bình Dương hay Đồng Nai…Tổng giám đốc PNJ hy vọng nếu có những chính sách đúng thì phải hút được người lao động quay trở lại. 

"Nếu như gói kích thích kinh tế của chúng ta đi vào được những vấn đề như vậy thì sự hồi phục của chúng ta sẽ đi nhanh hơn", ông Thông nhận định.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video