Tòa tuyên Việt Tú là tác giả của “Ngày xưa”, được trả 660 triệu đồng

HĐXX xác định đạo diễn Việt Tú là tác giả của vở diễn "Ngày xưa", còn Tuần Châu Hà Nội là chủ sở hữu kịch bản, "Tinh hoa Bắc bộ" chỉ là phái sinh.

Sáng 20/3, tại TAND Hà Nội tiếp tục diễn ra phiên xử sơ thẩm vụ Tuần Châu Hà Nội kiện công ty DS của đạo diễn Việt Tú. Mấu chốt của vụ kiện xoay quanh quyền sở hữu của tác phẩm "Ngày xưa".

Bên cạnh đó, đạo diễn Việt Tú cũng yêu cầu làm rõ việc "Tinh hoa Bắc bộ" là tác phẩm phái sinh, lấy ý tưởng từ vở "Ngày xưa" do đạo diễn Việt Tú sáng tác.

Tòa tuyên Việt Tú là tác giả của “Ngày xưa”, được trả 660 triệu đồng - Ảnh 1.
Đạo diễn Việt Tú vui mừng sau phiên tòa. (Ảnh: Trọng Phú)

Trong phần tuyên án, HĐXX sơ thẩm nhận định đạo diễn Việt Tú là tác giả của vở diễn "Ngày xưa", còn Tuần Châu Hà Nội là chủ sở hữu kịch bản. 

Việc Công ty DS đăng ký quyền tác tác giả đối với Việt Tú là đúng quy định nhưng việc doanh nghiệp này đứng tên sở hữu kịch bản là sai. Tòa chấp nhận một phần yêu cầu của Tuần Châu Hà Nội, buộc phía Việt Tú chuyển giao quyền sở hữu kịch bản vở diễn "Ngày xưa", nhưng không chấp nhận yêu cầu của phía Tuần Châu Hà Nội đòi Việt Tú bồi thường hơn 6 tỷ đồng vì không có căn cứ.

Ngoài ra, Công ty Tuần Châu Hà Nội phải trả cho Công ty truyền thông DS của đạo diễn Việt Tú tiền lãi chậm thanh toán, tiền lãi phát sinh theo hợp đồng tương ứng với 10% bán vé là hơn 660 triệu đồng.

Tòa tuyên Việt Tú là tác giả của “Ngày xưa”, được trả 660 triệu đồng - Ảnh 2.

Đạo diễn Việt Tú ôm bạn bè, người thân sau khi tòa tuyên án.

 

"Theo tôi, đây là một phiên tòa có tính lịch sử. Đến vụ kiện này, tôi không có yêu cầu về tài chính. Quan trọng nhất là đã xác định "Tinh hoa Bắc bộ" là tác phẩm phái sinh từ "Ngày xưa" - Đạo diễn Việt Tú nói.

Theo Trọng Phú (VOV)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video