Tổ chức hội nghị trái chủ không thành, chủ đầu tư khu phức hợp Tứ giác Bến Thành chậm trả hơn 3.000 tỷ đồng gốc trái phiếu

Saigon Glory cho biết thị trường tài chính, bất động sản đang diễn biến không thuận lợi. Điều này dẫn đến việc công ty chưa kịp thu xếp nguồn tiền
Tổ chức hội nghị trái chủ không thành, chủ đầu tư khu phức hợp Tứ giác Bến Thành chậm trả hơn 3.000 tỷ đồng gốc trái phiếu - Ảnh 1.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thông tin công ty TNHH Saigon Glory đã chậm trả gốc của ba lô trái phiếu SGL-2020.01, SGL-2020.02 và SGL-2020.03 với tổng trị giá 3.000 tỷ đồng. Số tiền lãi của ba lô trái phiếu nói trên là 88,5 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Saigon Glory, doanh nghiệp đã tổ chức hội nghị người sở hữu trái phiếu để xin ý kiến để điều chỉnh kỳ hạn trái phiếu. Tuy nhiên tỷ lệ tham dự hội nghị không đủ số lượng để tổ chức. Tổ chức phát hành đã và đang phối hợp cùng các bên liên quan để thực hiện lấy ý kiến của trái chủ.

Về lý do chậm trả gốc trái phiếu, Saigon Glory cho rằng thị trường tài chính, bất động sản đang diễn biến không thuận lợi. Điều này dẫn đến việc công ty chưa kịp thu xếp nguồn tiền để thanh toán gốc trái phiếu.

Tổ chức hội nghị trái chủ không thành, chủ đầu tư khu phức hợp Tứ giác Bến Thành chậm trả hơn 3.000 tỷ đồng gốc trái phiếu - Ảnh 2.

Theo tìm hiểu, cả ba lô trái phiếu SGL-2020.01, SGL-2020.02 và SGL-2020.03 đều được phát hành trong tháng 6/2020, kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào tháng 6 năm nay. Mệnh giá của mỗi trái phiếu là 100.000 đồng, tổng giá trị mỗi lô là 1.000 tỷ đồng. Lãi suất ở mức 11%/năm, được trả mỗi 3 tháng một lần.

Thành lập năm 2018, Saigon Glory do Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco (Bitexco Group) nắm 100% vốn. Vai trò của Saigon Glory là quản lý và phát triển các dự án của Bitexco.  

Saigon Glory nổi danh khi là chủ đầu tư dự án The Spirit of Saigon (từng có tên One Central Saigon) nằm trên khu đất tứ giác Bến Thành có vị trí đắc địa ngay tại trung tâm quận 1, TP.HCM với 4 mặt tiền: đường Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính, Lê Thị Hồng Gấm, Calmette và đối diện chợ Bến Thành.

Đây là khu phức hợp trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, siêu căn hộ, khách sạn 6 sao nằm trên tổng diện tích đất hơn 8.500m , thời hạn sử dụng 50 năm kể từ tháng 4/2013.

Đến tháng 7/2018, Bitexco thành lập công ty con là Saigon Glory và chuyển nhượng dự án Spirit of Saigon cho pháp nhân này.

Công ty do ông Vũ Quang Bảo làm Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Anh Đức làm Thành viên HĐQT, ông Trịnh Công Quang (sinh năm 1990) làm Tổng Giám đốc. Phần vốn điều lệ 7.000 tỷ tại Saigon Glory cũng được ủy quyền cho ba cá nhân này.

Năm 2022, Saigon Glory lỗ sau thuế hơn 152 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi hơn 290 tỷ đồng. Do vậy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) suy giảm xuống mức -2,22% từ mức 4,15% của năm ngoái.

Vốn chủ sở hữu giảm nhẹ so với cùng kỳ còn 6.848 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu và dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu lần lượt tăng nhẹ lên 3,99 lần và 1,46 lần. Tương ứng, Saigon Glory có hơn 27.300 tỷ đồng nợ phải trả và dư nợ trái phiếu gần 10.000 tỷ đồng.

Như vậy tổng tài sản cuối năm 2022 của Saigon Glory ở mức hơn 34.000 tỷ đồng. Quy mô tài sản này tương đương với Kinh Bắc City, Phú Mỹ Hưng và nhỉnh hơn một chút so với Vinaconex, Đất Xanh...

Tổ chức hội nghị trái chủ không thành, chủ đầu tư khu phức hợp Tứ giác Bến Thành chậm trả hơn 3.000 tỷ đồng gốc trái phiếu - Ảnh 3.

Cũng theo số liệu từ HNX, Saigon Glory còn đang lưu hành tổng 10 lô trái phiếu với giá trị tổng cộng 10.000 tỷ đồng. Kỳ hạn của mỗi lô từ 3-5 năm và đều có lãi suất ở mức 11%/năm.

Theo Trọng Hiếu (Nhịp sống thị trường)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video