Thương vụ Đức Việt “bán mình” với giá 32 triệu USD: Chưa có quyết định cuối cùng

Cho tới thời điểm này, thông tin chi tiết về thương vụ 32 triệu USD giữa Tập đoàn thực phẩm Daesang Corp (Hàn Quốc) và Công ty CP Thực phẩm Đức Việt vẫn chưa được tiết lộ. Phía Đức Việt mới chỉ thừa nhận, họ đang trong quá trình đàm phán và chưa có quyết định cuối cùng.

[caption id="attachment_29806" align="aligncenter" width="650"]Xúc xích Đức Việt sắp bị “đại gia” Hàn Quốc thâu tóm? Xúc xích Đức Việt sắp bị “đại gia” Hàn Quốc thâu tóm?[/caption]

Tập đoàn thực phẩm Daesang Corp (Hàn Quốc) cho biết sẽ chi 32 triệu USD (khoảng 770 tỷ đồng) để mua lại 99,99% cổ phần Công ty CP Thực phẩm Đức Việt.

Việc thâu tóm Đức Việt sẽ giúp Daesang Corp củng cố thị phần trong lĩnh vực chế biến thịt, xúc xích đầy tiềm năng ở Việt Nam.

Thực phẩm Đức Việt được thành lập vào năm 2000 do ông Mai Huy Tân, một tiến sĩ trong lĩnh vực toán học gây dựng. Đây là doanh nghiệp liên doanh đầu tiên với đối tác của Đức trong lĩnh vực sản xuất xúc xích tươi và thực phẩm chế biến sẵn tại Việt Nam. Nhiều năm qua, đây được xem là nhà sản xuất xúc xích hàng đầu Việt Nam.

Công ty vốn điều lệ công ty đạt 130 tỷ đồng và theo danh sách cổ đông được cập nhật tới tháng 5/2016, ông Mai Huy Tân vẫn là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 28,62%. Năm 2015, Đức Việt đạt doanh thu hơn 600 tỷ đồng và lợi nhuận thu về khoảng 40 tỷ đồng.

Hiện tại, Tập đoàn Daesang có 3 nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Trong đó, Miwon là một trong những thương hiệu nổi tiếng được sở hữu bởi tập đoàn của Hàn Quốc này.

Đức Việt đang cung ứng khoảng 60 loại sản phẩm, gồm xúc xích và thịt cắt lát hun khói với hệ thống phân phối có mặt trên cả nước, tập trung chủ yếu tại các thành phố và đô thị lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Quảng Ninh…

Cùng với đó, Đức Việt cũng phủ sóng đều khắp ở các kênh phân phối như siêu thị lớn (Metro, Big C), kênh nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng thực phẩm, quán bia, các điểm vui chơi, khu du lịch, trường học, đường sắt, hàng không…

Trong khi đó, Daesang Corp bắt đầu hoạt động vào năm 1956, chuyên về sản xuất thực phẩm và gia vị, gồm tương đậu nành, sốt đậu nành, súp và mì Trung Quốc.

Tập đoàn này tiến vào thị trường thực phẩm Việt Nam trong những năm 1990, đã sở hữu 3 nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Được biết, cho tới thời điểm này, thông tin chi tiết về thương vụ 32 triệu USD giữa hai tên tuổi trên vẫn chưa được tiết lộ. Phía Đức Việt mới chỉ thừa nhận, họ đang trong quá trình đàm phán và chưa có quyết định cuối cùng.

Theo giới phân tích, việc thâu tóm Đức Việt là bước đi khôn ngoan của Daesang Corp trong kế hoạch đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực chế biến thịt tại Việt Nam. Bởi Đức Việt đang có thế mạnh rất lớn tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm của Đức Việt không chỉ được người tiêu dùng cả nước đón nhận vì mang hương vị đặc trưng riêng mà thế mạnh của Đức Việt còn nằm ở phân khúc của dòng sản phẩm chủ lực là xúc xích tươi.

Có thể thấy, việc Daesang Corp sẵn sàng bỏ ra 32 triệu USD để mua lại 99,99% cổ phần Đức Việt đã chứng minh, sân chơi thị trường thực phẩm xúc xích ngày ngày càng hấp dẫn đối tác ngoại và chắc chắn Đức Việt không phải là trường hợp ngoại lệ…

Theo Enternews

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video