Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy bắt Chủ tịch Đại học Đông Đô

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương truy bắt Trần Khắc Hùng (Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Viện trưởng Viện đào tạo liên tục, Trường Đại học Đông Đô) hiện đang bỏ trốn.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy bắt Chủ tịch Đại học Đông Đô

Trường Đại học Đông Đô vướng nhiều sai phạm liên quan đến cấp, sử dụng văn bằng giả.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến vụ việc cấp và sử dụng bằng giả tại trường Đại học Đông Đô.

Văn bản nêu rõ, sau khi xem xét báo cáo của Bộ Công an về kết quả điều tra vụ án "Giả mạo trong công tác" xả ra tại trường Đại học Đông Đô, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có những ý kiến chỉ đạo.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương truy bắt Trần Khắc Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Viện trưởng Viện đào tạo liên tục, trường Đại học Đông Đô). Đối tượng nay hiện đang bỏ trốn và bị Bộ Công an truy nã.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an xác minh, làm rõ những sai phạm liên quan của các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, nếu có dấu hiệu của tội phạm phải khởi tố điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.

Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra vụ án, tiếp tục làm rõ số cá nhân được trường Đại học Đông Đô cấp, sử dụng văn bản cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh giả, các văn bằng chứng chỉ khác (nếu có) không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng để thu hồi, kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật.

Các nội dung trên báo cáo kết quả lên Thủ tướng trong quý 1/2020.

Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dịch đào tạo trong việc cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân cho phép trường Đại học Đông Đô thông báo tuyển sinh hệ văn bằng hai; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm, không để xảy ra sai phạm tương tự.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an sớm đưa các đối tượng phạm tội ra xét xử nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Liên quan đến vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, ngày 19/7, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án.

Đến ngày 30/7, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với bốn bị can, gồm: Dương Văn Hòa (Hiệu trưởng Trường đại học Đông Đô), Trần Ngọc Quang (Phó trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô), Phạm Vân Thùy và Lê Thị Lương (đều là cán bộ trường Đại học Đông Đô).

Ngày 1/8, sau khi có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với Dương Văn Hòa và Trần Ngọc Quang. Đồng thời, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Phạm Vân Thùy, Lê Thị Lương.

Ngày 20/8, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tiếp tục ra quyết định truy nã bị can Trần Khắc Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Viện trưởng Viện đào tạo liên tục, trường Đại học Đông Đô) với tội danh "Giả mạo trong công tác", quy định tại Điều 359, Bộ luật hình sự.

Theo BizLIVE

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video