Thị trường văn phòng cho thuê hồi phục nhanh sau đại dịch lần thứ 4

Báo cáo nghiên cứu thị trường của nhiều công ty cho thấy phân khúc thị trường văn phòng cho thuê tại TPHCM đã ghi nhận xu hướng phục hồi ở cả giá thuê và tỷ lệ trống.
Thị trường văn phòng cho thuê đang dần phục hồi. Ảnh: Bảo Chương
Thị trường văn phòng cho thuê đang dần phục hồi. Ảnh: Bảo Chương

Báo cáo thị trường quý 4/2021 của Công ty CBRE VN vừa công bố tại thị trường TPHCM, dấu hiệu hồi phục của số lượng văn phòng được hỏi thuê đã bắt đầu rõ nét hơn, đặc biệt là tại khu vực Trung tâm và khu Đông. Nhìn lại năm 2021, thị trường văn phòng cho thuê TPHCM có thêm ba dự án văn phòng hạng B là AP Tower (Quận Bình Thạnh), The Graces (Quận 7) và Pearl 5 Tower (Quận 3), với tổng cộng 27.301 m2 diện tích thực thuê và không có nguồn cung mới hạng A. Thị trường ghi nhận mức độ phục hồi nhẹ cho cả hạng A và hạng B, sau vài quý đi ngang. Theo CBRE, tính đến Quý 4/2021, giá thuê Hạng A ghi nhận ở mức 42,7 USD/m2/tháng, tăng 1,1% theo quý và gần bằng với cùng kỳ năm trước. Giá thuê Hạng B đạt 25,5 USD/m2/tháng, tăng 1,5% theo quý và tăng nhẹ 0,6% theo năm.

Trong cả năm 2021, giao dịch chuyển văn phòng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 58% tổng giao dịch, giao dịch thu hẹp chỉ chiếm 2% tổng giao dịch và các loại giao dịch khác giao động từ 10-20% tổng giao dịch. Nếu như giao dịch chuyển văn phòng và tái kí hợp đồng chiếm phần lớn giao dịch trong hai quý đầu năm thì gần đây, thị trường ghi nhận thêm các giao dịch thuê mới và mở rộng. Các doanh nghiệp mở rộng văn phòng trong Quý 4 thuộc nhóm ngành sản xuất, CNTT và tài chính ngân hàng.

Báo cáo thị trường văn phòng mới đây của Savills cũng cho thấy, các giao dịch lớn trên thị trường văn phòng cho thuê nằm ở nhóm khách hàng phân phối, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất - những nhóm có chỉ số tăng trưởng cao, những người sử dụng văn phòng thuộc về lĩnh vực: tài chính, phân phối, bất động sản, tư vấn, chăm sóc sức khỏe... Phần lớn các công ty trong số các nhóm này là đều đang có xu hướng áp dụng mô hình làm việc kết hợp.

Mô hình này theo Savills, được hiểu là những nhân viên văn phòng của một công ty vẫn sử dụng văn phòng của chính mình, do đó mỗi công ty vẫn sẽ giữ nguyên cốt lõi của mình trong công việc, trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhân viên lại có sự lựa chọn linh hoạt làm việc tại nhà, vào bất kỳ thời gian nào mà họ cảm thấy phù hợp nhất, hoặc khi người quản lý của họ cảm thấy họ làm việc hiệu quả nhất. Do đó, mô hình làm việc kết hợp có thể áp dụng cho nhiều đối tượng hơn, bao gồm cả các công ty của nhóm văn phòng chia sẻ và nhóm công ty văn phòng truyền thống. Theo dự đoán, mô hình làm việc kết hợp sẽ được áp dụng và triển khai nhanh hơn rất nhiều so với văn phòng chia sẻ.

Dự báo trong các năm tới của các công ty nghiên cứu thị trường đều nhận định văn phòng cho thuê  sẽ phục hồi mạnh mẽ đi kèm với nguồn cung tương lai dồi dào ở khắp các khu vực trong thành phố. Trong năm 2022, thị trường kỳ vọng có thêm hơn 96.000 m2 diện tích thuê đến từ hai dự án hạng B và một dự án hạng A. Đồng thời, giá thuê tiếp tục đà hồi phục trong năm 2022 với dự đoán tăng 1-2% cho cả hạng A và hạng B. Sang năm 2023, nguồn cung hạng A sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với loạt dự án mới tại khu Trung Tâm và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Giá thuê, đặc biệt là hạng A, kỳ vọng sẽ đạt một mức cao mới trong năm này.

Theo Bảo Chương (Lao Động)

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video