Tết không chỉ đem đến niềm vui sum vầy, đó còn là niềm vui kiếm bộn tiền của các doanh nghiệp ngành F&B

Các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu đều chứng kiến doanh thu cao đột biến trong quý trước Tết.

Mỗi khi Tết đến, rất nhiều loại sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ mạnh và đây là dịp cao điểm bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng. Tất cả các thị trường từ thành thị đến nông thôn, lượng hàng hóa bày bán tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, chợ truyền thống đều tăng lên rõ rệt, nhất là các mặt hàng thiết yếu như hàng tiêu dùng, bánh kẹo, mứt, lương thực, thực phẩm, nông sản...

Không khí Tết được cảm nhận rõ rệt nhất ở đồ thị hình sin của các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng, điển hình như bánh kẹo Hải Hà. Cứ đến quý 4 sát Tết, doanh thu của Hải Hà lại tăng cao khi người tiêu dùng mua nhiều kẹo, bánh hơn để chuẩn bị bày biện đón khách. Thông thường, trong quý 4, doanh thu của Hải Hà cao gấp rưỡi quý 3 và gấp 2 lần so với quý thấp điểm trong năm là quý 2.

Tương tự Hải Hà, kết quả kinh doanh của Bibica cũng tăng vọt trong quý 4 so với các quý trước trong năm. Quý 4/2017 vừa qua, Bibica đạt doanh thu 509 tỷ đồng, gấp rưỡi quý 3 và gấp hơn 2 lần so với quý 1 và quý 2.

Không chỉ Bibica và Hải Hà, mà doanh thu của nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác cũng có xu hướng tăng mạnh cuối năm. Thông thường dịp cuối năm các nhà máy sản xuất đều phải tăng ca để thúc đẩy sản lượng bán hàng. Các thương hiệu bánh kẹo những năm gần đây đã rất đầu tư cho mẫu mã, bao bì sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Thêm vào đó, cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cũng có tác động tích cực tới bánh kẹo nội địa nói chung.

Bên cạnh các doanh nghiệp bánh kẹo, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng cũng "kiếm bộn" mùa Tết. Masan Consumer, ông trùm trong ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam với các sản phẩm nước mắm, nước tương, mì ăn liền... cũng luôn có doanh thu tăng vọt trong quý 4 hàng năm. Quý 4 vừa qua, Masan Consumer đạt doanh thu gần 4.500 tỷ đồng, tuy giảm nhẹ so với cùng kỳ các năm trước nhưng vẫn tăng trưởng 30% so với các quý trước.

Với nhóm bia rượu, nước giải khát, đây là nhóm sản phẩm không thể thiếu trong các gia đình ngày Tết. Chính vì vậy, sức tiêu thụ bia rượu cũng tăng cao dịp cuối năm và trong quý 4/2017 vừa qua Sabeco đã lần đầu tiên đạt doanh thu trên 10.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục và tăng 30% so với quý 3. Trước đó, doanh thu của Sabeco quý 4/2016 cũng tăng khoảng 25% so với tháng trước.

Có thể thấy, Tết chính là lúc các doanh nghiệp nói chung và nhóm F&B nói riêng ăn nên làm ra nhất. Người lao động của các doanh nghiệp này chắc chắn cũng rất trông chờ dịp Tết đến xuân về để có thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, chăm lo cho gia đình ngày Tết.

Theo Hà My Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video