Tập đoàn World Mode Holdings Nhật Bản mua lại công ty nhân sự People Link

Đây là thương vụ mang tính chiến lược dài hạn của tập đoàn hoạt động trong ngành thời trang và mỹ phẩm với hơn 6.000 nhân sự khắp thế giới này

World Mode Holdings Group (WMH) -  Tập đoàn chuyên cung cấp giải pháp tổng thể cho ngành thời trang và mỹ phẩm có trụ sở ở Tokyo vừa đạt được thỏa thuận đầu tư với tỷ lệ chi phối vào Công ty Cổ phần People Link Việt Nam – chuyên về đào tạo nhân sự.

Tập đoàn World Mode hoạt động trong ngành thời trang và mỹ phẩm với hơn 6.000 nhân sự khắp thế giới. Tập đoàn là kết hợp của 6 công ty Nhật Bản: iDA, BRUSH, AIAD, AIAD LAB, Four Ambition, VISUAL MERCHANDISING STUDIO và ba đơn vị hoạt động ở nước ngoài.

Giá trị và tỷ lệ cụ thể không được hai bên tiết lộ, nhưng với thương vụ này, People Link đã trở thành cơ sở nước ngoài thứ tư của WMH, sau các văn phòng tại Singapore, Úc, và Đài Loan. Và lãnh đạo của WMH sẽ tham gia vào việc điều hành People Link
Giá trị và tỷ lệ cụ thể không được hai bên tiết lộ, nhưng với thương vụ M&A này, People Link đã trở thành cơ sở nước ngoài thứ tư của WMH, sau các văn phòng tại Singapore, Úc, và Đài Loan. Lãnh đạo của WMH sẽ tham gia vào việc điều hành People Link

Theo tìm hiểu của WMH, có đến 1.879 công ty Nhật đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Trong ngành công nghiệp thời trang, các nhãn hiệu nổi tiếng như Uniqlo, Muji và Stripe Interrnational đã dẫn lối trên thị trường. Hiện tại có hơn 200 công ty thời trang của nước ngoài đã vào Việt Nam, và riêng trong năm 2019, đã đạt doanh số tới 661 triệu USD.

Đây là thương vụ mang tính chiến lược dài hạn của tập đoàn này. Với sự hiện diện tại Việt Nam, WMH có thể cung cấp giải pháp dịch vụ tổng thể cho hơn 1.000 công ty khách hàng họ đang có, đó là các thương hiệu thời trang khắp thế giới, trong đó có rất nhiều hãng đã vào Việt Nam và các nước trong vùng.

Theo ông Shinsaku Kafuku, CEO kiêm Chủ tịch của WMH, sự am hiểu thị trường và công nghệ thông tin của People Link sẽ là đòn bẩy để WMH mở rộng việc kinh doanh ra các nước trong khu vực như Thái Lan, Campuchia…

“Sau cơn sốc Corona sẽ là sự phục hồi mạnh mẽ của việc kinh doanh ở khắp các cửa hàng cũng như trên mặt trận online. Dù nhiều dự án đầu tư bị huỷ bỏ trong mùa dịch này, nhưng công ty chúng tôi vẫn quyết định tiếp tục tiến bước đi xuyên qua cơn bão”, ông Shinsaku Kafuku nói.

Bà Thu Sơn, Giám đốc điều hành People Link đặt nhiều kỳ vọng vào sự thay đổi trong thời gian tới.

Trong số nhiều đối tác tìm đến trong mấy năm qua, WMH là công ty “hợp ý” nhất với People Link về văn hoá làm việc, lòng nhiệt huyết, và sự chăm lo cho nhân viên, khách hàng. WMH rất mạnh về lĩnh vực thời trang và mỹ phẩm, là ngành đang lên ở Việt Nam. Khách hàng của People Link, kể cả các công ty làm trong lĩnh vực tiêu dùng và bán lẻ, cũng sẽ được hưởng lợi từ sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm của WMH.

Với mạng lưới sẵn có ở TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, cùng với đội ngũ hơn 5.000 nhân viên, People Link thuộc WMH đang nhắm tới việc trở thành một công ty nhân lực dẫn đầu khu vực trong ngành thời trang, bán lẻ và tiêu dùng.

Sau thương vụ M&A này, các chuyên gia người Nhật sẽ được cử sang làm việc tại Việt Nam, phối hợp cùng nhân sự tại đây trong việc ứng dụng công nghệ và quy trình của tập đoàn, từ đó đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường.

Theo Báo Đầu tư

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video