Tập đoàn Nagakawa (NAG) chào bán gần 17 triệu cổ phiếu, muốn tăng vốn điều lệ lên gấp đôi

Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, Tập đoàn Nagakawa dự kiến huy động tiền để mua các sản phẩm công ty đang kinh doanh.

CTCP Tập đoàn Nagakawa (mã chứng khoán NAG) đã thông qua việc triển khai chào bán cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ.

Theo đó Tập đoàn Nagakawa dự kiến phát hành hơn 16,68 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành 1;1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 quyền mua, cứ 1 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới. Dự kiến sau phát hành Tập đoàn Nagakawa sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi.

Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động gần 167 tỷ đồng. Công ty dự định dùng toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán để bổ sung vốn lưu động, mua các sản phẩm công ty đang kinh doanh từ các nhà cung cấp. Trong đó dùng khoảng 115 tỷ đồng mua các loại điều hòa, 25,82 tỷ đồng mua các loại hàng thuộc nhóm sản phẩm gia dụng và 26 tỷ đồng mua nhóm sản phẩm thiết bị nhà bếp. Nguồn vốn trên có thể được điều chuyển linh động trong các nhóm sản phẩm để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Trên thị trường cổ phiếu NAG đang giao dịch ở vùng đỉnh, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/2/2022 ở mức 15.100 đồng/cổ phiếu.

Tập đoàn Nagakawa (NAG) chào bán gần 17 triệu cổ phiếu, muốn tăng vốn điều lệ lên gấp đôi - Ảnh 1.
 
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video