Tăng lương tối thiểu vùng 2017: “Chốt” mức 7,3%

Sau nhiều giờ thương lượng, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng 2017 để trình Chính phủ với mức đề xuất tăng chỉ 7,3%, tức 213.000 đồng.

[caption id="attachment_29084" align="aligncenter" width="660"]Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng 2017 để trình Chính phủ với mức đề xuất tăng chỉ 7,3%, tức 213.000 đồng. Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng 2017 để trình Chính phủ với mức đề xuất tăng chỉ 7,3%, tức 213.000 đồng.[/caption]

Ngày 2/8, Hội đồng Tiền lương quốc gia gồm Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (đại diện cho người lao động), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI, đại diện chủ sử dụng lao động) dưới sự chủ trì của ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH – Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2017 để trình Chính phủ.

Theo đó, sau thời gian thương lượng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã hạ mức đề xuất tăng lương từ 11,11% xuống 10%, VCCI đã chấp nhận nâng mức đề xuất tăng lương tối thiểu từ 4% đến 5% ban đầu lên tới 6,5%.

Theo Hội đồng Tiền lương quốc gia, đây được xem là động thái tích cực nhằm tìm ra tiếng nói chung giữa các bên trong việc tăng lương tối thiểu 2017.

Sau khi hội ý và chọn phương án bỏ phiếu, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu 2017 như sau: Vùng 1: tăng 250.000 đồng, tương đương 7,1 %; Vùng 2 tăng 220.000 đồng, tương 7,1 %; vùng 3 tăng 200.000 đồng, tương đương 7,4 %, vùng 4 tăng 180.000 đồng, tương đương 7,9 %.

Như vậy, tính trung bình, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất là 7,3 % so với lương tối thiểu năm 2016.

Đây là kết quả bỏ phiếu đồng thuận của 13/14 thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia (1 thành viên vắng mặt), chiếm 92.85 %.

Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, cho biết, ban đầu phương án giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và VCCI đưa ra khác nhau rất nhiều, thậm chí có ý kiến một thành viên đại diện phía dệt may còn đề nghị không tăng lương tối thiểu.

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, đặc biệt là chỉ số CPI, các yếu tố khó khăn của doanh nghiệp, vì vậy hai bên đã thương thượng để đưa ra mức tăng 7,3%”- ông Huân nói.

Trả lời về việc mức tăng 7,3% đã hợp lý hay chưa, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết: “Tôi nghĩ hợp lý là khi tiếng nói của hai bên nó gần nhau hơn”- ông Huân bình luận.

Dự kiến, 16h chiều nay, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH sẽ có cuộc họp báo về nội dung lương tối thiểu vùng 2017.

Theo các chuyên gia, tăng lương tối thiểu là vấn đề lớn không chỉ đối với Việt Nam mà với tất cả các nước trong khu vực vì nó gắn liền với năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt, khi lương tăng đòi hỏi năng suất lao động cũng phải tăng tương xứng. Do vậy, ngoài việc đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động thì rất cần có những chính sách quan tâm đặc biệt đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động để tăng năng suất lao động. Đây chính là đòn bẩy tăng thu nhập, tăng tiền lương cho người lao động.

Lương tối thiểu vùng năm 2016 Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015). Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015). Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015). Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với năm 2015).

Theo Enternews

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video