Tăng lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất

Nhiều doanh nghiệp cho rằng tăng lương sẽ làm tăng thêm các chi phí sản xuất và phải có sự điều chỉnh nguồn tài chính ổn định.

Sau khi Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án mức tiền lương tối thiểu năm 2019 sẽ tăng lên 5,3% so với mức lương tối thiểu năm 2018, nhiều doanh nghiệp cho rằng sẽ làm tăng thêm các chi phí sản xuất và phải có sự điều chỉnh nguồn tài chính ổn định.

Theo ông Phí Ngọc Trịnh, Phó Tổng giám đốc Công ty May Hồ Gươm, với mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng bình quân 5,3% so với năm 2018 đã chốt sẽ dẫn đến việc đội các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đẩy lên đáng kể.

“Doanh nghiệp may sử dụng nhiều lao động. Khi tăng mức lương tối thiểu, doanh nghiệp sẽ phải tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội. Việc tăng lương tối thiểu liên tục như thế này sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động”, ông Trịnh cho biết.

[caption id="attachment_103124" align="aligncenter" width="490"] Doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh để có nguồn tài chính ổn định khi điều chỉnh mức lương tối thiểu.[/caption]

Còn theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội, việc tăng lương phải đi theo năng suất lao động, nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực ASEAN. Do đó, việc tăng lương thiểu cho người lao động sẽ tác động đến doanh nghiệp.

Cụ thể, theo ông Mạc Quốc Anh, tăng lương lương tối thiểu vùng sẽ làm tăng chi phí đầu vào và khi đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Các chính sách lương tăng một năm một lần cũng sẽ làm các doanh nghiệp không chủ động được việc ký kết các hợp đồng hợp tác với các đối tác.

“Doanh nghiệp sẽ phải tính toán và cơ cấu lại bộ máy, đồng thời phải chủ động trong việc tính toán lại các nguyên liệu đầu vào, với quỹ lương đã điều chỉnh như hiện nay các chi phí khác như phúc lợi xã hội để hợp lý và cân bằng. Đối với vốn trung hạn, ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh để có nguồn tài chính ổn định”, ông Mạc Quốc Anh nêu ý kiến./.

Theo Thúy Hằng VOV

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video