Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (LAS) không chia cổ tức năm 2020

Ngày 9/6 tới, CTCP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (LAS) sẽ triệu tập Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.

Diễn ra trong bối cảnh không đạt kế hoạch kinh doanh năm 2019 với chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt chỉ 76% và 7,6% kế hoạch đề ra cho cả năm, đồng thời không thực hiện được kế hoạch chia cổ tức 9%, tại kỳ họp năm nay, HĐQT LAS trình đại hội xem xét thông qua kế hoạch kinh doanh với 3.140 tỷ đồng doanh thu, 56 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. 

Dự liệu tình hình kinh doanh tiếp tục đối mặt với khó khăn, LAS không đặt kế hoạch chia cổ tức năm 2020.

LAS cũng trình đại hội xem xét thông qua kế hoạch giảm thù lao Chủ tịch HĐQT từ 10 triệu đồng/tháng xuống 6 triệu đồng/tháng, thành viên HĐQT giảm từ 8 triệu đồng/tháng xuống 5 triệu đồng/tháng. 

Nhìn nhận năm 2020 sẽ rất khó khăn do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, sản phẩm tiếp tục bị tồn kho, ứ đọng nhiều do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, đại diện LAS cho biết sẽ tập trung nghiên cứu sản phẩm mới, tăng cường các giải pháp tiết kiệm trong sản xuất để giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu; hoàn thiện hệ thống cung ứng bán hàng...

Cũng theo vị này, LAS sẽ phối hợp và tổ chức tốt việc thoái vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại Công ty từ mức 69,8% xuống 51% theo kế hoạch. 

 
Theo ĐTCK

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video