Seven.AM bị nghi bán hàng Trung Quốc: Ông Nguyễn Vũ Hải Anh rút khỏi công ty?

Ông Nguyễn Vũ Hải Anh cho biết rút khỏi công ty sở hữu thương hiệu thời trang Seven.AM từ lâu, tuy nhiên, ông này vẫn nắm 60% cổ phần tại đây.

Trước những nghi vấn về việc Seven.AM nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, bán ra thị trường, trả lời VTCNews, ông Nguyễn Vũ Hải Anh cho biết: "Tôi rút khỏi Công ty Cổ phần MHA (đơn vị sở hữu thương hiệu thời trang Seven.AM) từ lâu, nhưng mọi người không biết. Chính vì vậy tôi không thể phát ngôn thay cho phía công ty được".

Ông Hải Anh cũng thông tin thêm, phía đại diện Seven.AM sẽ sớm có thông cáo báo chi chính thức đến các cơ quan báo chí về vấn đề này.

Theo cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Công ty Cổ phần MHA tăng vốn điều lệ từ 4,8 tỷ đồng lên 9,9 tỷ đồng hồi giữa năm 2018. Trong đó, gồm ba cổ đông sáng lập: ông Nguyễn Vũ Hải Anh nắm 60%, ông Đặng Quốc Anh nắm 30% (ông Quốc Anh cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty này) và bà Nguyễn Vũ Mai Hương nắm 10%.

Ghi nhận của phóng viên ngày 10/11 tại cửa hàng Seven.AM trên phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội), toàn bộ mặt hàng được trưng bày tại tầng một của cửa hàng đều là quần áo có tem mác Made in Việt Nam, khi PV ngỏ ý muốn được lên tầng 2 nơi trưng bày các sản phẩm túi xách, phụ kiện khác thì nhân viên tại đây từ chối với lý do đang trong thời gian sửa chữa, nhiều khách hàng khác cũng bị từ chối lên khu vực tầng 2. Khi được hỏi về nguồn gốc sản phẩm, nhân viên này cho biết tất cả sản phẩm đều được thiết kế tại Việt Nam.

Seven.AM bị nghi bán hàng Trung Quốc: Ông Nguyễn Vũ Hải Anh rút khỏi công ty? - Ảnh 1.

Cửa hàng Seven.AM trên phố Thái Hà. (Ảnh: Ngọc Khánh)

Mới đây, thông tin trên báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết, nhiều khách hàng phát hiện thấy một số sản phẩm của nhãn hiệu Seven.AM có dấu hiệu "cắt gốc, thay mới". Theo đó, những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty cổ phần MHA trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu Seven.AM.

Ngày 10/11, trả lời VTC News, ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin về một số thương hiệu thời trang bị tố giả danh xuất xứ. “Chúng tôi sẽ sớm kiểm tra và làm rõ về các thông tin phản ánh”, ông Kiên thông tin.

Ông Kiên cho biết, hàng hóa quần áo may mặc hay giày dép ở Việt Nam hầu hết đều được gia công ở nước ngoài: “Kể cả các thương hiệu đồ da nổi tiếng cũng đều được gia công ở nước ngoài hết. Các mặt hàng quần áo của nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam cũng tình trạng tương tự. Việc gia công ở nước ngoài là được phép tuy nhiên khi nhập về Việt Nam cần ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc nhiều thương hiệu tự ý gắn mác made in Vietnam, trong khi hàng hóa lại được gia công ở nước ngoài là sai quy định”.

Thương hiệu thời trang Seven.AM ra mắt vào năm 2009, đến nay phát triển tới 24 cửa hàng tại 18 tỉnh thành phố lớn trên cả nước. Thương hiệu này từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá như Top 20 doanh nghiệp Toàn quốc có sản phẩm và dịch vụ được tin dùng; Bằng khen vinh danh thương hiệu cấp nhà nước - Top 15 Doanh nghiệp Hội Nhập và Phát triển toàn quốc.

Theo Ngọc Khánh (VTCnews)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video