SCIC ước lãi 6.313 tỷ đồng, vượt 36% kế hoạch 2017

Trong năm 2017, SCIC đã bán vốn thành công tại 38 doanh nghiệp thu về 932 tỷ đồng gấp 2,2 lần giá vốn.

Theo báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2017, SCIC ước tính đạt doanh thu 7.380 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 6.616 tỷ đồng, vượt 33% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.313 tỷ đồng, tương đương 135,64% chỉ tiêu.

Năm 2017, SCIC đã bán vốn thành công tại 38 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 36 đơn vị, bán một phần vốn tại 2 công ty với tổng giá vốn là 424 tỷ đồng. Sau khi thoái vốn, SCIC thu về 932 tỷ đồng, gấp gần 2,2 lần giá vốn.

Tính cả việc bán vốn lần đầu tại Vinamilk (5,4% vốn điều lệ), SCIC đã thu về tổng cộng 21.208 tỷ đồng, gấp 19,1 lần giá vốn, chênh lệch bán vốn thu về 20.102 tỷ đồng.

Lũy kế từ khi thành lập năm 2005, SCIC đã bán vốn tại 986 doanh nghiệp (trong đó bán hết vốn tại 885 đơn vị, bán một phần vốn tại 82 đơn vị), đồng thời bán quyền mua tại 19 đơn vị với giá vốn là 8.084 tỷ đồng. Tổng công ty thu về 27.999 tỷ đồng, gấp 3,5 lần giá vốn.

Tháng 11/2017, SCIC đã thực hiện thoái vốn thành công 3.33% số cổ phần tại Vinamilk với mức giá bình quân 186.000 đồng/cổ phần, cao hơn nhiều so với mức giá khởi điểm 150.000 đồng/cổ phần, thu về 8.990 tỷ đồng, chênh lệch trên 8.700 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2017, danh mục doanh nghiệp của SCIC gồm 133 đơn vị với giá trị vốn nhà nước gần 19.107 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 90.656 tỷ đồng.

Trong đó, 22 doanh nghiệp nhóm A1 chiếm tỷ trọng 63,55% giá trị vốn nhà nước, 9 doanh nghiệp nhóm A2 chiếm tỷ trọng 1,22% giá trị vốn nhà nước, 32 doanh nghiệp nhóm B1 chiếm tỷ trọng 26,16% giá trị vốn nhà nước và 70 doanh nghiệp nhóm B2 chiếm tỷ trọng 9,07% giá trị vốn nhà nước.

Năm 2018, SCIC sẽ đẩy mạnh công tác tiếp nhận bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, tăng cường công tác quản trị, tiếp tục triển khai tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước và đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính làm gia tăng giá trị vốn nhà nước.

Theo SCIC, NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video