SCIC có người mới phụ trách Ban Giám đốc và đại diện pháp luật

SCIC bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Thành, Phó Tổng giám đốc làm người đại diện pháp luật thay ông Hoàng Nguyên Học và phụ trách Ban Giám đốc SCIC kể từ ngày 1/9 cho đến khi cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm Tổng giám đốc.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa công bố quyết định nghỉ hưu cho ông Hoàng Nguyên Học, thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng giám đốc từ ngày 1/9.

Theo quyết định của Bộ Tài chính, SCIC bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Thành, Phó Tổng giám đốc làm người đại diện pháp luật thay ông Hoàng Nguyên Học và phụ trách Ban Giám đốc SCIC kể từ ngày 1/9 cho đến khi cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm Tổng giám đốc.

[caption id="attachment_67754" align="aligncenter" width="700"] Ông Nguyễn Chí Thành (vest đen) nhận quyết định bổ nhiệm[/caption]

Ông Nguyễn Chí Thành sinh ngày 29/5/1972, có bằng Thạc sĩ của Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia (GRIPS) Nhật Bản và bằng Cử nhân của Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông từng công tác tại Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tham gia tái cơ cấu nợ nước ngoài và xây dựng chính sách ngoại hối.

Ông Thành bắt đầu làm việc tại SCIC với vai trò Phó Ban Chiến lược vào năm 2006 và được bổ nhiệm là Trưởng Ban Chiến lược từ tháng 11/2008. Từ năm 2010, ông lần lượt giữ các chức vụ Trưởng Ban Quản lý rủi ro, Giám đốc Chi nhánh Phía Nam của SCIC, Trưởng Ban Quản lý vốn đầu tư 3. Ông được bổ nhiệm là Phó Tổng giám đốc của SCIC từ ngày 30/6/2015.

Theo Khổng Chiêm - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video