Sawaco chuẩn bị bán toàn bộ 30% vốn tại Công ty Quảng trường Quốc tế - Đơn vị được giao 8.300 m2 đất vàng tại Hồ Con rùa

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vừa có thông báo về việc tổ chức bán đấu giá cổ phần của Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Quảng Trường Quốc tế (ISC) mà Sawaco đang sở hữu.

Theo kế hoạch, vào ngày 11/12 tới, Sawaco sẽ bán đấu giá toàn bộ 9 triệu cổ phiếu, tương ứng 30% vốn CTCP Thương mại Dịch vụ Quảng trường Quốc tế với giá khởi điểm 23.527 đồng/cổ phiếu.

Thời gian cung cấp thông tin về đợt đấu giá, nộp đơn và tiền đặt cọc dự kiến từ ngày 13/11/2017. Thời gian diễn ra cuộc đấu giá dự kiến vào 14h ngày 11/12/2017 tại Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).

CTCP Thương mại Dịch vụ Quảng Trường Quốc tế ISC là doanh nghiệp được thành lập năm 2009 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng nhằm thực hiện dự án thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn tại khu đất vàng nằm ngay vòng xoay Hồ Con rùa, Số 1 Công trường Quốc tế, phường 6, quận 3, TPHCM.

Theo báo cáo tài chính quý II/2017 của Sawaco, Tổng công ty này đang nắm giữ 30% vốn tại CTCP Thương mại Dịch vụ Quảng trường Quốc tế. Khu đất 8.300m3 mà Quảng Trường Quốc Tế được giao nằm cạnh ngay kế bên trụ sở của Sawaco hiện tại.

Trước đó, tháng 3/2017, CTCP Vận tải biển Sài Gòn (SGS) cũng có thông báo chuyển nhượng 4% vốn góp tại Quảng trường Quốc tế cho Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh với mức giá 30.500 đồng/cp.

Được biết, dự án này đã thai nghén từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Tháng 4/2014, UBND TPHCM đã có quyết định giữ lại đài nước và xếp hạng Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp thành phố. Với quyết định trên, Công ty Quảng Trường Quốc Tế cho biết đang có định hướng biến đài nước này thành một điểm nhấn để du khách tham quan, thưởng ngoạn khi dự án tổng thể hoàn thành.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video