Sau Vinhomes, Masan MEATLife, KKR rót 100 triệu USD vào startup giáo dục ở Việt Nam

Tập đoàn Giáo dục EQuest và KKR vừa ra thông báo về việc KKR chính thức đầu tư vào EQuest. KKR là công ty đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam như Vinhomes, Masan MEATLife.

Sau Vinhomes, Masan MEATLife, KKR rót 100 triệu USD vào startup giáo dục ở Việt Nam

Khoản đầu tư trị giá 100 triệu USD, được cho biết là sẽ giúp EQuest mở rộng hoạt động và tiếp tục sứ mệnh mang đến cho học sinh, sinh viên Việt Nam cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng đẳng cấp thế giới với chi phí phù hợp. 

KKR là một trong những công ty đầu tư lớn nhất thế giới với tổng giá trị tài sản quản lý lên đến 367 tỷ USD (tính tại ngày 31/3/2021). Khoản đầu tư vào EQuest được thực hiện thông qua Quỹ KKR Global Impact (“KKR Global Impact” hoặc “Quỹ”) và là khoản đầu tư thứ tư trên toàn cầu vào lĩnh vực phát triển giáo dục và lực lượng lao động dựa trên định hướng hỗ trợ quá trình “Học tập suốt đời” của Quỹ này. 

KKR Global Impact hướng đến mức độ lợi nhuận phù hợp khi đầu tư vào các công ty có những đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals, hay SDG) của Liên Hiệp Quốc. Bằng việc cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng cao, dễ dàng tiếp cận, mức chi phí hợp lý tới tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh, EQuest đang đóng góp trực tiếp vào mục tiêu Giáo dục có chất lượng cao – mục tiêu số 4 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. 

Ông Nguyễn Quốc Toàn, Đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc của EQuest, phát biểu: “Cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng cao và chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên sâu là vô cùng cần thiết để các bạn trẻ Việt Nam phát huy trọn vẹn tiềm năng và nâng cao ưu thế cạnh tranh trên trường quốc tế. EQuest cam kết cung cấp những chương trình giáo dục đẳng cấp thế giới với giáo trình quốc tế được kiểm định cho sinh viên và học sinh Việt Nam với chi phí thấp đột phá.  

Với sự hỗ trợ về nguồn vốn, sức mạnh tài chính và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục của của KKR, chúng tôi tự tin sẽ tiếp tục những sứ mệnh trên nhằm cung cấp những chương trình học chất lượng cao tới hàng triệu người học Việt Nam, xây dựng lực lượng lao động lành nghề, và qua đó đóng góp vào những mục tiêu phát triển kinh tế đầy tham vọng của đất nước Việt Nam”. 

Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, kéo theo nhu cầu về giáo dục có chất lượng tốt hơn. Theo xu hướng toàn cầu hoá ngày càng tăng, khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh đã trở thành một kỹ năng làm việc cần thiết, một ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu giáo dục quốc gia của Việt Nam. 

Ông Ashish Shastry, Đồng Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư tư nhân ở châu Á (Asia Private Equity) và lãnh đạo bộ phận đầu tư khu vực Đông Nam Á của KKR, cho biết: “Đầu tư vào Việt Nam và hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp của Việt Nam là một chiến lược chủ chốt của KKR tại Châu Á. Với vị thế ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới của Việt Nam, khả năng tiếp cận các giải pháp giáo dục chất lượng cao với chi phí hợp lý là nhân tố rất quan trọng để đạt được các mục tiêu quốc gia".

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video