Sáp nhập ngân hàng và những nỗi lo

Những thương vụ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng đã và sắp lộ diện được dự báo sẽ có nhiều điểm mới, kịch tính hơn và làm thay đổi thứ hạng cũng như thị phần của thị trường, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng, việc sáp nhập giữa các ngân hàng sẽ tạo nên những nỗi lo mới, đáng chú ý là việc xử lý những tổ chức tín dụng thua lỗ, nợ xấu cao, âm vốn chủ sở hữu, chất lượng tài sản thấp là tất yếu.

[caption id="attachment_3720" align="aligncenter" width="805"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

Nổi lo từ thương vụ sáp nhập ngân hàng

Các ngân hàng lớn có không ít trăn trở khi nhận sáp nhập ngân hàng nhỏ. Họ chuẩn bị đi qua thời kỳ khó khăn, bước vào vùng tăng trưởng mới và không muốn bị níu kéo bởi khoảng thời gian có thể mất mát cho việc hợp nhất với một ngân hàng nhỏ hơn. Tuy nhiên, họ không thể đứng ngoài công cuộc tái cơ cấu.

Giữa một bên là ngân hàng yếu kém như OceanBank (Ngân hàng TMCP Đại Dương); Ngân hàng TMCP Xây dựng; Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank); Ngân hàng TMCP Phương Nam... và bên kia là các ngân hàng khỏe mạnh, chỉ quy mô nhỏ như Sài Gòn Công thương Ngân hàng (SaigonBank); Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB); Ngân hàng TMCP Mê Kông..., còn có những ngân hàng lớn - nhỏ hoạt động tốt, khoẻ mạnh, kinh doanh chưa bao giờ thua lỗ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, nợ xấu thấp cũng sẽ tham gia hợp nhất, sáp nhập bởi đây là chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tâm tư đòi hỏi giải quyết linh hoạt, thỏa đáng.

Để khích lệ các ngân hàng lớn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục cam kết, sau khi tái khẳng định các “ông lớn” không hề mất mát gì, đưa ra cơ chế chính sách, đảm bảo để các ngân hàng không bị thua thiệt. Thậm chí NHNN còn cho rằng sáp nhập sẽ giúp các ngân hàng lớn mở rộng mạng lưới khi mà mỗi ngân hàng nhỏ đều có 30-50 chi nhánh, phòng giao dịch.

Phía nhận sáp nhập thì như thế, nhưng dường như phía bị sáp nhập chưa hề có được một sự động viên, khích lệ nào, nhất là các ngân hàng nhỏ nhưng cũng có vai trò nhất định trong nền kinh tế, cũng ăn nên làm ra, tình hình tài chính lành mạnh. Liệu có nhất thiết tất cả các ngân hàng đều phải to? Hay bên cạnh những ngân hàng lớn nên cho phép tồn tại các ngân hàng trung bình? Giống như nền kinh tế có tập đoàn, tổng công ty song song với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ cá thể. Trong giai đoạn 1 tái cấu trúc, đã cho phép một số ngân hàng yếu kém (chứ không phải nhỏ) tự tái cơ cấu và đến giờ quy mô của chúng chưa vượt qua tầm ngân hàng nhỏ như Ngân hàng TMCP Nam Việt (tên mới là Ngân hàng TMCP Quốc Dân).

Năm nay tăng trưởng ở các nước đang phát triển sẽ tăng nhẹ, một phần là do giá dầu giảm, nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn, lãi suất toàn cầu tiếp tục ở mức thấp, và ít rào cản tăng trưởng hơn ở một số thị trường lớn thuộc khu vực mới nổi. Tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian qua đã được đẩy mạnh, trong đó xu hướng sáp nhập, hợp nhất diễn ra mạnh mẽ hơn. Các thương vụ sáp nhập kỳ vọng nhiều điểm mới, kịch tính hơn, sẽ làm thay đổi thứ hạng và thị phần trên thị trường ngân hàng", báo cáo của Ủy ban Giám sát phân tích.

Đề án Tái cơ cấu ngân hàng nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém và phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhấn mạnh: Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng là xu hướng tất yếu khách quan hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế còn chưa phục hồi sau khủng hoảng, thị trường chứng khoán ảm đạm, giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng đang dưới mệnh giá thì việc tăng vốn để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là các ngân hàng hoạt động yếu kém.

Xu hướng phát triển mới

Việc sáp nhập không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh hay giữa các ngân hàng yếu với nhau mà giữa các ngân hàng mạnh cũng cần có sự liên kết, sáp nhập, hợp nhất để tạo ra những ngân hàng lớn mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán; về phía lĩnh vực ngân hàng có Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, trên cơ sở các văn bản pháp lý có liên quan, ngày 11/02/2011 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Ngoài ra, NHNN cũng đã tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho ngân hàng nào có nguyện vọng sáp nhập, hợp nhất. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể cùng hợp tác và phát triển bền vững trong tương lai.

Đầu năm 2015 đến nay, xu hướng sáp nhập, hợp nhất ngân hàng diễn ra khá sôi động. Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank - MSB) và Mê Kông (Mekong Bank - MDB) vừa công bố hợp đồng sáp nhập. Tại lễ ký, lãnh đạo Maritime Bank - MSB cho biết hai bên sẽ nghiên cứu, xem xét trình đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm nâng cao thế mạnh, mở rộng thị phần, tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, còn hé lộ một số ngân hàng sẽ sáp nhập tự nguyện như: Nam A Bank và Eximbank; Vietinbank-PGBank; Vietcombank- SaiGon Bank; BIDV và MHB.

Với xu hướng này, việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng được dự báo sẽ còn diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Xét trên lợi ích chung của toàn hệ thống, quá trình này mang đến nhiều lợi ích, giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam thanh lọc các ngân hàng còn yếu kém, đảm bảo việc phát triển vững chắc trong tương lai. Vì vậy, NHNN cần có sự nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này để đưa ra lộ trình và các bước tiến hành phù hợp nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho toàn hệ thống và bản thân các ngân hàng.

Đối với các ngân hàng nói riêng, quá trình sáp nhập, hợp nhất mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tuy nhiên mỗi ngân hàng cần cân nhắc, đánh giá đúng thực lực của mình trước khi ra quyết định. Nếu các ngân hàng yếu sáp nhập với nhau thì phải có phương án hỗ trợ để cùng vượt qua khó khăn, nếu không có các kế hoạch rõ ràng có thể tình hình sẽ càng khó khăn hơn sau khi đã hợp nhất.

Theo DN&ĐT

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video