Sacombank liên tục thưởng cho nhân viên, còn “bank nhà khác” thì sao?

Chỉ trong vòng 5 tháng, Sacombank có đến 3 lần “hành động” để tăng thu nhập cho nhân viên. Riêng chuyện thưởng vượt kế hoạch, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng cũng thực hiện thời gian qua nhưng là thưởng cho...lãnh đạo.

Thông tin Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – STB) đang lấy ý kiến cổ đông để thực hiện chia thưởng cho cán bộ nhân viên phần vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2017 đang thu hút sự quan tâm của thị trường nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.

Theo công bố mới nhất, ngân hàng này dự kiến chia thưởng cho người lao động từ 23/10 đến 22/11/2017. Được biết năm nay ngân hàng lên kế hoạch lợi nhuận 585 tỷ đồng, nhưng mới hết 9 tháng đã đạt 900 tỷ đồng, tức vượt hơn 50% kế hoạch cả năm.

Trước đó hồi tháng 7, lãnh đạo Sacombank cũng đã quyết thưởng nóng 1 tháng lương cơ bản và tăng lương cho toàn bộ hơn 17.000 cán bộ nhân viên trong hệ thống, bên cạnh việc thưởng theo cơ chế cho các đơn vị kinh doanh tốt.

Những chính sách dành cho người lao động ở ngân hàng đang gặp khó khăn này khiến nhiều người ngỡ ngàng và chắc chắn khiến không ít người làm trong ngành phải “ghen tị”. Chỉ trong vòng 5 tháng, Sacombank có đến 3 lần “hành động” để tăng thu nhập cho nhân viên.

Sacombank là ngân hàng thuộc top đầu hệ thống về mọi mặt trong những năm trước, tuy nhiên từ năm 2015 sau khi nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam thì ngân hàng rơi vào khó khăn do phải gánh khoản nợ xấu khổng lồ từ Phương Nam để lại. Sau hơn 1 năm rưỡi nỗ lực, hồi tháng 5 năm nay ngân hàng mới được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đề án tái cơ cấu với lộ trình thực hiện lên đến 10 năm.

Song với sự tham gia của những người mới đến từ Him Lam, Vietcombank cũng như dàn lãnh đạo mới được “thay máu”, Sacombank đang cho thị trường thấy những tín hiệu lạc quan hơn kỳ vọng. Theo người đứng đầu ngân hàng là ông Dương Công Minh thì chỉ khoảng 3-5 năm tới ngân hàng sẽ thoát hoàn toàn khỏi khó khăn và quay về quỹ đạo cũ.

Trở lại chính sách nâng cao phúc lợi cho người lao động, thời gian qua nhiều ngân hàng đã nâng lương cho cán bộ nhân viên (theo báo cáo tài chính mà các ngân hàng công bố thì họ đều tăng thu nhập cho người lao độn), song thực tế việc tăng lương này còn phụ thuộc vào từng vị trí cũng như kết quả làm việc, thậm chí nhiều người còn bị cắt giảm thu nhập do không hoàn thành chỉ tiêu hoặc lý do khác.

Một số ngân hàng thì thực hiện chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (ESOP) nhưng việc này cũng khá hiếm hoi, và nếu có cũng không "đến lượt" toàn bộ người lao động, mà chủ yếu là những cán bộ cốt cán hoặc đã gắn bó từ lâu với ngân hàng. Có thể kể đến vài cái tên nổi bật với chương trình “dùng cổ phiếu giữ nhân tài” kiểu này như MB và VIB (năm 2017), Sacombank (năm 2013), VPBank và LienVietPostBank (đang lên kế hoạch thực hiện)…

Một số ngân hàng lại áp dụng chính sách thưởng cho người lao động nhưng chỉ thưởng theo kết quả kinh doanh thực của từng chi nhánh, phòng ban chứ không có chương trình thưởng đại trà, và chủ yếu đổ về dịp Tết.

Riêng việc chia thưởng cho do vượt kế hoạch đề ra, trong giới doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng từ trước tới nay phần lớn là chỉ thưởng cho...Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban kiểm soát, có chăng cởi mở hơn chút thì thêm lãnh đạo cốt cán các phòng ban. Chẳng hạn rầm rộ trong năm vừa rồi có Ô tô Hàng Xanh, REE, PNJ, công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SGN), Hòa Phát, Bibica, Ô tô TMT...và ngân hàng thì có Sacombank (năm 2014), ABBank...Còn việc thưởng vượt kế hoạch cho toàn bộ nhân viên mà Sacombank sắp triển khai, có lẽ từ thời “hoàng kim” của ngân hàng những năm 2012 trở về trước nay mới thấy bóng dáng hình thức này trở lại.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Nam A Bank 6 tháng đầu năm 2025: Quy mô vượt trội, tăng trưởng khả quan

6 tháng đầu năm 2025, Nam A Bank (HOSE: NAB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này đến từ đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đầu tư giấy tờ có giá cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, góp phần quan trọng vào tổng thu nhập hoạt động trong kỳ.

Dữ liệu - tài nguyên cốt lõi cho tăng trưởng và đổi mới sáng tạo ngành Ngân hàng

Theo các chuyên gia, ngành Ngân hàng - một trong những lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng công nghệ và số hóa dịch vụ, hiện có đầy đủ điều kiện để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn lấy dữ liệu làm trung tâm cho mọi hoạt động vận hành, ra quyết định và phục vụ khách hàng.

Ngành Ngân hàng quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn trong nửa cuối năm 2025

Phát biểu kết luận tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, để góp phần cùng cả hệ thống chính trị hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và cả giai đoạn 2021–2025, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định quan điểm điều hành đã đề ra ngay từ đầu năm tại Chỉ thị 01/CT-NHNN. Theo đó, ngành Ngân hàng nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng và bảo đảm an toàn hệ thống, nhưng với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn và hành động quyết liệt hơn trong triển khai thực hiện.

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Video