Sacombank đã thu hồi và xử lý được hơn 38.300 tỷ đồng nợ xấu

Ngân hàng cũng đã trích lập được gần 4.400 tỷ đồng, luỹ kế từ thời điểm triển khai đề án được 6.200 tỷ đồng để xử lý các tài sản tồn đọng, vượt 158,9% so với tiến độ.

Sacombank đã thu hồi và xử lý được hơn 38.300 tỷ đồng nợ xấu

Báo cáo tại đại hội cổ đông thường niên ngày 5/6/2020, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank đã thông tin về kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng này trong năm 2019 - năm thứ 3 thực hiện Đề án.

Theo đó, các chỉ số sinh lời cải thiện rõ rệt so với trước tái cơ cấu như ROE tăng gấp 27 lần năm 2016; ROA tăng gấp 23 lần; NIM tăng gấp 1,5 lần;

Ngân hàng đã trích lập được gần 4.400 tỷ đồng, luỹ kế từ thời điểm triển khai đề án được 6.200 tỷ đồng để xử lý các tài sản tồn đọng, vượt 158,9% so với tiến độ;

Tích cực thu hồi, xử lý nợ xấu, giảm thiểu tài sản không sinh lời. Cụ thể doanh số thu hồi và xử lý nợ trong riêng năm 2019 đạt 18.400 tỷ trong đó thuộc đề án là hơn 12.400 tỷ đồng, nâng tổng số luỹ kế thu hồi và xử lý nợ lên 38.346 tỷ đồng; Tài sản tồn đọng giảm 35,6% so với năm 2016, hiện chỉ chiếm 13,8% tổng tài sản.

Các tỷ lệ an toàn vốn được kiểm soát theo quy định của NHNN.

Ngoài những thành quả đạt được thì Sacombank cũng có những tồn tại, hạn chế như quy mô kinh doanh và tín dụng chưa đạt mức tăng trưởng cao như tại Đề án do bị hạn chế về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN nên Sacombank phải cân đối nguồn vốn và tổng tài sản phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn; Tiến độ thu hồi và xử lý nợ tại đề án chưa phù hợp với thực trạng hiện nay do phụ thuộc vào thị trường bất động sản và các vướng mắc pháp lý tài sản đảm bảo vẫn chưa được tháo gỡ.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video