PVX và PVV lên tiếng: Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường

HĐQT của PVV thống nhất để ông Phan Đình Phong - Phó Chủ tịch HĐQT tạm thời điều hành vị trí ông Trường Quốc Dũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT theo điều lệ và theo quy định của pháp luật trong thời gian kiện toàn lại bộ máy tổ chức.

Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã PVX - HNX) và CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (mã PVV - HNX) nhận được công văn của Sở GDCK Hà Nội, theo đó yêu cầu giải trình và xác định ảnh hưởng của thông tin cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra thông báo khởi tố và bắt tạm giam đối với một số nguyên lãnh đạo của hai công ty này đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, PVX cho biết, việc khởi tố vụ án nêu trên liên quan đến việc thua lỗ của PVX trong giai đoạn năm 2011 - 2013. Từ năm 2014 đến nay, tập thể CBCNV và người lao động PVX đã cố gắng phấn đấu để ổn định các mặt hoạt động của công ty.Đến thời điểm hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của PVX vẫn diễn ra bình thường và bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Năm 2014, lợi nhuận sau thuế hợp nhất toàn tổ hợp 10,3 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ dạt 52,5 tỷ đồng, măm 2015 lợi nhuận sau thuế hợp nhất toàn tổ hợp đạt 22,69 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 136,68 tỷ đồng. PVX đang tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai thi công tại các công trình/dự án trọng điểm như dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu...

Tương tự, PVV cũng khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. HĐQT đã họp và thống nhất để ông Phan Đình Phong - Phó Chủ tịch HĐQT tạm thời điều hành vị trí ông Trường Quốc Dũng (người bị Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam) thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT theo điều lệ và theo quy định của pháp luật trong thời gian kiện toàn lại bộ máy tổ chức. Tất các các hợp đồng, dự án, hoạt động kinh doanh của công ty không bị ảnh hưởng bởi thông tin trên.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video