Phúc An Khang và "cú chốt" của Thế giới di động

Để chính thức "dấn thân" vào ngành bán lẻ dược phẩm, Thế Giới Di Động (MWG) đã chọn Phúc An Khang là đích ngắm M&A đầu tiên.

Tham vọng lớn Theo Environmental Research and Public Health, hiện có 54.250 cơ sở bán lẻ dược phẩm trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng của các cơ sở bán lẻ đã chậm lại từ năm 2013 nhưng tốc độ tăng trưởng chi phí sử dụng thuốc bình quân đầu người vẫn tiếp tục tăng trên 10% mỗi năm theo thống kê của Bộ Y tế. Dư địa để tăng trưởng trong doanh thu của các nhà thuốc khá tốt vì doanh thu đầu người tăng trưởng nhanh và tốc độ già hóa dân số nhanh của Việt Nam. Trước sự "màu mỡ" của thị trường dược phẩm đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng khi thị trường bán lẻ thiết bị di động đã vào giai đoạn bão hòa, Thế Giới di động (MWG) đã nhắm tới các lĩnh vực khác và tiến hành M&A. Và chuỗi bán lẻ dược phẩm nào lọt vào tầm ngắm của MWG được dư luận đặc biệt quan tâm. Tại ĐHCĐ thường niên 2017, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT của TGDĐ đã chia sẻ về việc lấn sân sang kinh doanh bán lẻ được phẩm. Theo đó, MWG có thể thử nghiệm chuỗi cửa hàng bán dược phẩm. Hướng của doanh nghiệp đi vào ngành này là mua bán sáp nhập. Thay vì mất 2-3 năm hiểu về mô hình thì công ty sẽ tìm kiếm đơn vị chuyên về mảng sản phẩm đó để tiến hành M&A, trong đó đặc biệt ưu tiên những đơn vị có 10-15 cửa hàng. TGDĐ cũng dự kiến dành khoảng 500 tỷ đồng để mua 20-40% cổ phần của các chuỗi bán lẻ dược phẩm sẵn có, sau đó sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 60%. Đến thời điểm chín muồi sẽ biến chuỗi 10-15 cửa hàng lên 500 cửa hàng.
[caption id="attachment_74802" align="aligncenter" width="500"] Phúc An Khang là một trong những cái tên khá nổi bật với một chuỗi bán lẻ dược phẩm quy mô trung bình tại TP.HCM[/caption]

"Cú chốt" Phúc An Khang

Trong các chuỗi bán lẻ dược phẩm hiện nay Phúc An Khang là một trong những cái tên khá nổi bật với một chuỗi bán lẻ dược phẩm quy mô trung bình tại TP.HCM với khoảng 20 cửa hàng. Quy mô này khá phù hợp với chiến lược M&A của MWG. Phúc An Khang là một trong các chuỗi nhà thuốc truyền thống khá nổi tiếng với hơn 10 năm trong nghề, vốn điều lệ đăng ký là 30 tỉ đồng.

Ngoài lịch sử hơn 10 năm, Phúc An Khang còn có điểm mạnh là vị trí các nhà thuốc. Điểm tương đồng của Phúc An Khang và MWG là đều phát triển thị trường tại khu vực phía Nam. Phúc An Khang hiện có hệ thống chi nhánh ở các quận trung tâm của TP.HCM. Các chi nhánh của hệ thống nhà thuốc này đều được mở tại khu vực đông dân cư và nằm trên các cung đường chính. Một số chi nhánh có vị trí chiến lược khi gần các bệnh viện lớn như Thống Nhất, An Bình và Răng Hàm Mặt.

Tuy nhiên, nỗ lực mở rộng của Phúc An Khang có phần chậm lại khi nhà thuốc thứ 20 đã được mở nhưng chỉ còn 14 chi nhánh chính thức hoạt động. Đây có thể là do thiếu kinh nghiệm bán lẻ và nguồn vốn, cũng là điểm mà MWG có thể bù đắp cho Phúc An Khang. Chi phí để mở rộng chi nhánh có thể là khá lớn với quy mô vốn của các chuỗi nhà thuốc, nhưng sẽ không là con số lớn cho các đại gia bán lẻ như MWG.

Người đứng đầu TGDĐ cũng từng nhận định thị trường phân phối dược phẩm vẫn chưa có chuỗi cửa hàng nào chiếm lĩnh đến 20% thị phần. Do đó, cơ hội của MWG trong thị trường này vẫn còn nhiều. Phúc An Khang là bước đệm đầu tiên để đưa MWG thực hiện tham vọng lớn với những viên thuốc.

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video