Phó TGĐ Tập đoàn FLC được bầu làm Chủ tịch Nông dược HAI

Năm 2017, HAI đặt mục tiêu doanh thu 1.615 tỷ đồng, lợi nhuận 105 tỷ đồng.

[caption id="attachment_63645" align="aligncenter" width="650"] Ông Quách Thành Đồng – Phó Chủ tịch HĐQT trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Trần Quang Huy.[/caption]

CTCP Nông dược HAI (mã chứng khoán HAI) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc chấp thuận xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch HDQT đối với ông Doãn Văn Phương và Nghị quyết bầu ông Trần Quang Huy, Phó TGĐ Tập đoàn FLC, làm Thành viên HĐQT và tạm thời giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty từ ngày 25/7/2017.

Ông Trần Quang Huy sinh năm 1972, là thạc sĩ Quản trị Kinh doanh trường Central Queensland, Australia. Ông hiện đang là Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại FLC. Trước đó, ông cũng từng là Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) tại Singapore (2000 - 2004), Giám đốc Tư vấn Đầu tư Môi giới Bất động sản Dịch vụ Đào tạo & Du lịch Lữ hành DAIA Pte Ltd tại Singapore (2008 - 2015)…

Ông Doãn Văn Phương được bầu làm Chủ tịch của Nông dược HAI từ tháng 9/2014. Hiện ông cũng đang là Thành viên HĐQT của FLC Faros. Còn ông Trần Quang Huy được bầu làm Phó TGĐ của FLC từ tháng 9/2016.

Nhận nhiệm vụ mới, ông Trần Quang Huy cho biết chức vụ Chủ tịch HĐQT HAI là vị trí nhiều thử thách, nhưng cũng sẽ là cơ hội để ông cùng thành viên HĐQT Công ty xây dựng các chiến lược mới, đưa HAI trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ tại Việt Nam mà còn tại các nước lân cận như Campuchia, Lào và Myanmar.

Hiện, FLC là cổ đông chiến lược và lớn nhất của HAI.

Năm 2017, HAI đặt mục tiêu doanh thu 1.615 tỷ đồng, lợi nhuận 105 tỷ đồng. Công ty dự kiến trả cổ tức tối thiểu 5% vốn điều lệ.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video