Ông Phan Đình Tân làm Chủ tịch Nam A Bank

Đại hội đồng cổ đông bất thường ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) diễn ra sáng 15/7 để bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng.

[caption id="attachment_4685" align="aligncenter" width="700"]Ông Phan Đình Tân (thứ 2, từ phải sang) nhận quyết định làm Chủ tịch sáng nay của Ngân hàng Nam Á Ông Phan Đình Tân (thứ 2, từ phải sang) nhận quyết định làm Chủ tịch sáng nay của Ngân hàng Nam Á[/caption]

Trước đó, ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị NamABank đã có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Các cổ đông NamABank tham dự đại hội đồng cổ đông bất thường chiếm 91,89% cổ phần có quyền biểu quyết.

Trong phần trao đổi với các cổ đông, một cổ đông chia sẻ, mong rằng việc từ nhiệm của ông Toàn sẽ không ảnh hưởng đến việc phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.

Ông Phan Đình Tân, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị thường trực NamABank khẳng định, NamABank sẽ tiếp tục phát triển vững chắc, ổn định, đi đúng định hướng đã đề ra.
Trong câu hỏi của một cổ đông về vấn đề ông Nguyễn Quốc Toàn có tiếp tục tham gia ban lãnh đạo của NamABank với vị trí là cố vấn hay không đã không được phía ngân hàng đề cập đến.
Với tỷ lệ tán thành 99,88% trong tổng số cổ phần tham dự có quyền biểu quyết, ông Phan Đình Tân đã trúng cử vị trí Tân Chủ tịch Hội đồng quản trị NamABank nhiệm kỳ 2011-2016.

Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015, huy động vốn của NamABank tăng 45%, dư nợ tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế đạt 188 tỷ đồng, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 52% kế hoạch năm 2015. Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 1,96% và nợ xấu ở mức 1,31% so với tổng dư nợ.

Theo bà  Lương Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc NamABank, nếu không có thay đổi thì lợi nhuận cả năm của ngân hàng sẽ đạt kế hoạch đề ra là 360 tỷ đồng.

Theo Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video