Ông Phạm Nhật Vượng xuất khẩu xe điện sang Mỹ ngày 25/11

VinFast sẽ xuất khẩu lô xe điện VF 8 đầu tiên tới Mỹ, Canada và châu Âu. Dự kiến, những khách hàng quốc tế đầu tiên của VinFast có thể được nhận xe vào tháng 12.

Theo thông tin ban đầu, lễ xuất khẩu xe ô tô điện VinFast dự kiến sẽ được tổ chức vào sáng ngày 25 tháng 11, tại Cảng MCP Port - Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, phường Đông Hải 2, thuộc Quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Đây được xem là sự kiện đánh dấu bước tiến lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi lần đầu tiên có sản phẩm xe điện thông minh toàn cầu xuất xưởng và sẵn sàng chinh phục thế giới.

Ông Phạm Nhật Vượng xuất khẩu xe điện sang Mỹ ngày 25/11 - Ảnh 1.

Trong những ngày qua, cộng đồng mạng đã được phen dậy sóng với hình ảnh chiếc tàu biển mang logo VinFast tại khu vực đảo Cát Bà, Hải Phòng. Nhiều người dự đoán, “siêu tàu” này sẽ vượt Thái Bình Dương mang theo hàng nghìn xe VinFast tới thị trường Mỹ và các nước khác.

Ông Phạm Nhật Vượng xuất khẩu xe điện sang Mỹ ngày 25/11 - Ảnh 2.
 
Ông Phạm Nhật Vượng xuất khẩu xe điện sang Mỹ ngày 25/11 - Ảnh 3.
 
Ông Phạm Nhật Vượng xuất khẩu xe điện sang Mỹ ngày 25/11 - Ảnh 4.

VinFast đang ngày càng cho thấy khát vọng thâm nhập thị trường xe điện Mỹ và các nước phương Tây.

Theo hãng tin Bloomberg, hãng xe điện VinFast đang xem xét phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ sớm nhất vào tháng 1/2023.

Nguồn tin giấu tên của Bloomberg cho thấy thương hiệu này có thể gọi vốn ít nhất 1 tỷ USD từ đợt IPO này, nhưng tình hình cụ thể sẽ còn phải tùy thuộc vào lãi suất.

Hiện VinFast đang đàm phán với các nhà đầu tư cũng như xem xét các yếu tố như tình hình thị trường để xác định thời gian IPO cụ thể. Trước đó vào tháng 4/2022, VinFast đã nộp hồ sơ xin được IPO tại Mỹ. 

VinFast cũng đã mở rộng hợp tác với hãng sản xuất ắc quy Contemporary Amperex Technology (CATL) của Trung Quốc vào tháng trước nhằm sản xuất thêm các linh kiện bao gồm bộ khung gầm ô tô.

Tháng 7/2022, VinFast tuyên bố ký thỏa thuận với các ngân hàng để gọi vốn ít nhất 4 tỷ USD cho kế hoạch mở rộng sản xuất tại Mỹ. Công ty cũng cho biết họ đã có 73.000 đơn đặt hàng sản phẩm xe điện từ các khách hàng trên toàn cầu.

Mới đây nhất, nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast ghi dấu ấn tại thị trường Mỹ khi đạt được thỏa thuận với dịch vụ cho thuê xe Autonomy của Mỹ để cung cấp hơn 2.500 chiếc. Đây là đơn đặt hàng lớn nhất của công ty cho đến nay, như một phần trong kế hoạch mở rộng hơn nữa trong lĩnh vực này.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast chia sẻ: “Đơn hàng từ Autonomy chính là minh chứng về niềm tin mà chúng tôi đã tạo dựng tại thị trường. Sự hiện diện của VF 8 và VF 9 trong hệ thống xe cho thuê của Autonomy sẽ mang đến cho người tiêu dùng thêm một lựa chọn để khám phá và trải nghiệm những mẫu xe điện thông minh cao cấp của VinFast. 

Đồng hành cùng Autonomy cũng sẽ giúp chúng tôi nhanh chóng thúc đẩy mục tiêu di chuyển điện hóa, mang đến tương lai bền vững cho mọi người”.

Trước đó, VinFast cũng đã bàn giao 100 chiếc VF 8 đầu tiên cho khách hàng đặt cọc sớm nhất trong ngày 10/09. Hiện tại, VinFast cho biết đã nhận được 73,000 đơn đặt hàng xe điện trên toàn cầu.

Dự kiến hãng xe của ông Phạm Nhật Vượng chuẩn bị bàn giao 1.000 chiếc ô tô điện VF 8 đến các khách hàng Tiên phong tại Việt Nam từ ngày 20/11 - 5/12/2022.

VinFast VF 8 tại Việt Nam có hai phiên bản gồm Eco và Plus. Với khách hàng thuê pin, giá bán của 2 phiên bản VF8 Eco và Plus sẽ lần lượt là 1,129 tỷ đồng và 1,309 tỷ đồng. Nếu mua đứt pin, mức giá khách hàng phải trả sẽ là 1,459 tỷ đồng và 1,639 tỷ đồng.

Theo Nhịp Sống Thị Trường

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video