Ông Phạm Nhật Vượng được Forbes vinh danh "Anh hùng từ thiện" châu Á

Đây là năm thứ 2 liên tiếp tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng trong danh sách này.

Ông Phạm Nhật Vượng được Forbes vinh danh "Anh hùng từ thiện" châu Á

Mới đây, tạp chí Forbes đã công bố danh sách 15 nhà từ thiện hàng đầu châu Á năm 2021 (Asia's 2021 Heroes Of Philanthropy). Trong danh sách có tên tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng trong danh sách này.

Theo Forbes, kể từ năm ngoái, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã trao hơn 320 triệu USD để hỗ trợ công tác phòng chống dịch ở Việt Nam. Tập đoàn Vingroup đã đóng góp cho quỹ vaccine quốc gia mua 4 triệu liều vaccine COVID-19 và 33 triệu bộ kít xét nghiệm. Cùng với đó, Vingroup cũng tặng hàng triệu liều thuốc kháng virus Remdesivir và Monupiravir cho các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch.

Bên cạnh đó, 9 tháng đầu năm, mảng bất động sản, ô tô, công nghệ của vị tỷ phú đã đóng góp 45 triệu USD cho Quỹ Thiện Tâm.

Quỹ có 30 chương trình giúp đỡ, hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, từ học bổng cho đến quỹ cứu trợ thiên tai lũ lụt, bao gồm hỗ trợ cho 2.000 trẻ em mồ côi tại Việt Nam, bị mất cha mẹ do dịch COVID-19.

Năm 2020, Vingroup đã phát triển và tự sản xuất máy thở. Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc điều hành Vingroup cho biết, công ty đã sản xuất phi lợi nhuận máy thở và đã trao tặng hàng nghìn máy thở cho Nga và Ukraine. 

Ông Phạm Nhật Vượng được Forbes vinh danh Anh hùng từ thiện châu Á - Ảnh 1.

"Heroes Of Philanthropy" châu Á 2021. Ảnh: Forbes

Danh sách 15 nhân vật được Forbes vinh danh trong "Heroes Of Philanthropy" châu Á năm 2021 (danh sách này không có bảng xếp hạng) bao gồm:

- Tỷ phú Joseph Tsai và Clara Wu Tsai (Hồng Kông, Trung Quốc - người đồng sáng lập Alibaba và Quỹ Joe & Clara Tsai)

- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Việt Nam - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup)

- Tỷ phú Lin Chen Hai (Đài Loan, Trung Quốc - Chủ tịch Tập đoàn Pau Jar Group)

- Tỷ phú Teresita Sy-Coson (Philippines - Phó chủ tịch SM Invesment Corp) 

- Tỷ phú Anil Agarwal (Ấn Độ - Chủ tịch Vedanta Resources)

- Tỷ phú Takemitsu Takizaki (Nhật Bản - Chủ tịch Keyence)

- Tỷ phú Michael Kim (Hàn Quốc - Nhà sáng lập MBK Partners)

- Tỷ phú Jeffrey Cheah (Malaysia - Chủ tịch Tập đoàn Sunway)

- Tỷ phú Azim Premji (Ấn Độ - Chủ tịch Wipro)

- Tỷ phú Wee Weiling (Singapore - Giám đốc điều hành Pan Pacific Hotels Group)

- Tỷ phú Ronnie Chan và Gerald Chan (Hồng Kông, Trung Quốc - Chủ tịch Hang Lung Group và đồng sáng lập Morningside Group)

- Tỷ phú Rina Lopez Bautista (Philippines - Chủ tịch Knowledge Channel Foundation)

- Tỷ phú Cho Tak Wong (Trung Quốc - Chủ tịch Fuyao Glass Industry Group)

- Tỷ phú Mike Cannon-Brookers (Australia - Đồng sáng lập và đồng CEO Atlassian)

- Tỷ phú Kim Jung-Ju (Hàn Quốc - Nhà sáng lập Nexon)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video