NT2 có gì đáng giá?

CTCP Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch 2 (mã NT2) đang gây chú ý trong tuần qua khi đây là thời điểm khối ngoại ra tay thu mua cổ phiếu này mạnh nhất kể từ thời điểm chào sàn HoSE ngày 12/6. Điều gì đang làm nên sức hút của công ty phát điện này?

nt2-doanhthuthuan_grnt

Sắp hoàn thành kế hoạch cả năm chỉ sau 6 tháng

NT2 là một doanh nghiệp còn non trẻ trong ngành, được thành lập từ 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 2.560 tỷ đồng. Nhà máy điện Tuabin khí chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 với công suất 750 MW được đưa vào vận hành từ 2011.

NT2 giao dịch trên UPCoM từ 2010 và vừa chuyển lên sàn HoSE từ giữa tháng 6/2015. Tuy được biết đến là doanh nghiệp có nhiều tiềm năng song mới đây, NT2 mới gây được sự chú ý khi khối ngoại liên tục đổ tiền vào cổ phiếu này.

[caption id="attachment_5298" align="aligncenter" width="700"](Nguồn: FPTS) (Nguồn: FPTS)[/caption]

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2015 của NT2 cho biết, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 622 tỷ đồng (tương ứng hoàn thành 99% kế hoạch lợi nhuận cả năm) nhờ tăng trưởng sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc lớn nhất trong vòng 3 năm qua. Ngoài ra, công ty còn nhờ được từ lãi tỷ giá trong 6 tháng đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ tỷ giá.

Theo Business Monitor International, lượng điện tiêu thụ được dự đoán gia tăng từ 8-11%/năm và đạt được khoảng 251,1 TWh vào năm 2023, lượng điện sản xuất cũng sẽ gia tăng lên 276,01 TWh. Bên cạnh đó, những cải tiến về cơ sở vật chất, hạ tầng, lượng điện hao hụt sẽ giảm từ 10,6% năm 2013 còn khoảng 3% vào năm 2023.

Nhìn chung, điện lực được đánh giá là ngành thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Hiện tại trên sàn giao dịch chứng khoán, những doanh nghiệp có cùng ngành với NT2 chỉ có CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC), CTCP Nhiệt điện Ninh Bình (NBP) và CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (BTP).

Nhờ khoản lợi nhuận trong năm 2014 do ghi nhận hồi tố giá điện cho giai đoạn 2011-2013 thông qua việc điều chỉnh chênh lệch giá điện và lãi chênh lệch tỷ giá, dường như NT2 đang chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Hợp đồng mua khí dài hạn với PV GAS lên đến 25 năm cũng là một thuận lợi về sự ổn định trong nguồn khí đầu vào của NT2. Công ty cũng được hưởng ưu đãi thuế TNDN từ 2014 – 2029, cụ thể NT2 chỉ chịu thuế suất 5% từ 2015 - 2023 và 10% trong 2024 – 2025.

Ước tính của VCSC cho biết, việc khởi động nhà máy điện thứ 2 trong tương lai sẽ giúp NT2 tăng gấp đôi công suất vào năm 2020, nhờ đó doanh thu tăng gấp đôi và lợi nhuận tăng trên 30%.

Sẽ có thể bị ảnh hưởng từ đòn bẩy tài chính

NT2 là doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn chủ yếu cao do nợ. Việc nợ phải trả chiếm phần lớn này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh doanh nghiệp do chi phí lãi vay cao. Tuy nhiên các khoản vay của doanh nghiệp đều không quá kéo dài nên áp lực này đang dần giảm bớt.

Tuy nhiên NT2 đang có kế hoạch đầu tư mở rộng Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, dự kiến khởi công vào năm 2017 và hoàn thành vào năm 2020 với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 662 triệu USD.

Trước đó, trong bản cáo bạch của NT2 cũng cho biết, để mở rộng đầu tư Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, công ty dự kiến sẽ tiếp tục huy động thêm vốn vay từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính trong nước với tỷ trọng cơ cấu nợ vay 70% - 30% vốn chủ sở hữu. Với kế hoạch này, công ty sẽ chịu ảnh hưởng từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

nt2-nguonvon_zmoz

Mặc khác, dư nợ từ khoản vay ngoại tệ của NT2 khá lớn (95% dư nợ là ngoại tệ) trong khi đó tỷ giá USD đã được điều chỉnh tăng thêm 1% nên sẽ khiến NT2 ghi nhận khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá đồng USD.

Một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NT2 chính là biến động về giá mua - bán điện. Vấn đề này phụ thuộc vào sự điều chỉnh giá của Nhà nước. Trong khu đó cơ chế giá điện còn nhiều bất cập ảnh hưởng tới khả năng tích lũy khi đầu tư vào các dự án theo quy hoạch điện.

Theo Bizlive

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video