Nóng: Youtube chính thức ngừng hợp tác với Yeah1

Từ ngày 22/5, Youtube chính thức ngừng hợp tác với Yeah1. Các quyền mạng đa kênh (MCN) của Yeah1 sẽ tạm ngưng không thời hạn, việc truy cập lại vào các quyền này sẽ được xem xét trong tương lai.

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (YEG) thông báo về việc trao đổi với Youtube. Theo đó, các quyền MCN của Yeah1 sẽ tạm ngưng không thời hạn, việc truy cập lại vào các quyền này sẽ được xem xét trong tương lai. Phía Youtube sẽ giải phóng các kênh đang hợp tác với Yeah1 và công ty con từ ngày 22/5/2019.

Đại diện Youtube cho hay: “Các quyền MCN của Yeah1 cũng sẽ tạm ngưng không xác định thời hạn, việc truy cập lại vào các quyền hạn này sẽ được xem xét lại trong tương lai. Trong lúc này, các kênh O&O và kênh thứ 3 tự do có thể đăng ký lại chế độ kiếm tiền qua chương trình Youtube Partnership Program, tuân theo quy trình kiểm duyệt của chúng tôi”.

Mặc khác, Youtube không giới hạn cơ hội thảo luận về các thỏa thuận hợp tác nội dung trong tương lai với Yeah1 (ví dụ như các thỏa thuận cấp phép phân phối nội dung). Tuy nhiên, các quyền MCN (quyền thêm kênh, Content ID, hệ thống CMS) vẫn sẽ bị tạm ngưng.

Phía Yeah1 cam kết sẽ làm việc với Youtube, các đối tác để quá trình diễn ra thuận lợi. Đối với các kênh O&O, Yeah1 sẽ tiến hành các bước đăng ký chức năng kiếm tiền bản quyền cho từng kênh. Đồng thời, Yeah1 sẽ nỗ lực cải thiện hệ thống vận hành, làm cơ sở cho những thỏa thuận hợp tác sắp tới.

Youtube chính thức ngừng hợp tác với Yeah1.

Bên cạnh đó, tất cả các mảng kinh doanh khác thuộc tập đoàn cũng như hợp tác chiến lược vẫn tiếp tục duy trì, phát triển. Tập đoàn tiếp tục tập trung vào sản xuất, quản lý và tạo doanh thu từ nội dung thông qua quảng cáo trên nhiều nền tảng trực tuyến; hướng đến xây dựng hệ sinh thái đa kênh lớn tại Việt Nam. 

Ở diễn biến khác, mới đây Yeah1 thông báo về việc thay đổi phương án mua lại cổ phiếu quỹ, thay cho phương án cũ tại Nghị quyết của Hội đồng Quản trị số 1803A/2019/NQ/HĐQT Yeah1 hồi cuối tháng 3/2019. Theo đó, Yeah1 dự kiến mua không quá 2 triệu cổ phiếu YEG làm cổ phiếu quỹ, tương đương 6,39% thay vì hơn 3,12 triệu cổ phiếu quỹ như thông báo trước đó.

Mục đích mua lại cổ phiếu đang lưu hành nhằm hỗ trợ giao dịch, gia tăng giá trị cho cổ đông. Thời gian dự kiến giao dịch trong vòng 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu. Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thảo luận.

------

Trước đó, hồi tháng 3, sự cố Youtube tuyên bố ngừng hợp tác với Yeah1 đã tạo làn sóng mạnh, tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh của Yeah1; đồng thời làm cổ phiếu YEG rớt giá liên tục, có thời điểm xuống 96.000 đồng/cổ phiếu.

Trước tình hình này, vào ngày 8/3, HĐQT đưa ra Nghị quyết về việc dự kiến mua lại 600.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện giao dịch. Nguồn vốn mua cổ phiếu quỹ là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên sau đó, không có bản đăng ký mua cổ phiếu quỹ nào được HoSE công bố.

Đến ngày 18/03, Yeah1 tiếp tục công bố Nghị quyết HĐQT về việc dự kiến đăng ký mua tối đa gần 3,13 triệu cổ phiếu, xấp xỉ 10% số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ. Cũng tương tự như lần trước, đến nay việc mua cổ phiếu quỹ của Yeah1 vẫn chưa được thực hiện.

Theo VietQ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video