Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao?

Sau khi được tạp chí Forbes vinh danh, có những doanh nhân trẻ tiếp tục xây dựng và phát triển startup của mình, cũng có những người quyết định bước sang một ngã rẽ mới.

Top 30 under 30 là danh sách do tạp chí Forbes lựa chọn hàng năm nhằm vinh danh những người dưới 30 tuổi, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có tầm ảnh hưởng, tạo xu hướng và góp phần tạo nên thành công ở mỗi lĩnh vực mà họ đại diện.

Sau khi lọt vào danh sách này, nhiều CEO Việt đã có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 1.

Lê Hoàng Uyên Vy tốt nghiệp thủ khoa ngành tài chính tại Đại học Georgetown (Mỹ). Sau đó, cô về nước thành lập công ty cổ phần thương mại Chọn (Chon.vn) và phát triển Aiya, chuỗi nhà hàng phục vụ đồ ăn đường phố của Việt Nam.

Tại thời điểm được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những gương mặt trẻ nổi bật nhất châu Á, Uyên Vy đang giữ chức quyền Tổng giám đốc của VinEcom – công ty chuyên về thương mại điện tử của tập đoàn VinGroup. Tại đây, Uyên Vy và đội ngũ đã xây dựng và phát triển trang web thương mại điện tử Adayroi.com.

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 2.

Lê Hoàng Uyên Vy muốn tìm kiếm startup tỷ USD cho Việt Nam. Ảnh: Ngoisao.net.

Tháng 4/2017, nữ doanh nhân sinh năm 1987 bất ngờ rời vị trí CEO Adayroi sau gần 3 năm gắn bó. Sau đó, Uyên Vy sang Mỹ học về mảng thực tế ảo (Virtual reality). Đầu năm 2018, cô trở lại Việt Nam và đảm nhận vị trí General Partner (Đối tác Điều hành) của quỹ ESP Capital.

ESP Capital là một quỹ đầu tư mạo hiểm, có trụ sở chính ở Singapore và chi nhánh ở TP HCM. Quỹ được góp vốn bởi các cổ đông là người Việt Nam với quy mô 20 triệu USD. Hiện nay ESP tập trung đầu tư vào những công ty khởi nghiệp công nghệ ở giai đoạn đầu (vòng gọi vốn seed) với số tiền đầu tư từ 200.000 USD đến 300.000 USD.

Cùng với ESP Capital, Lê Hoàng Uyên Vy đang hỗ trợ các startup với mục tiêu tìm được những công ty tiềm năng và đồng hành phát triển để Việt Nam sớm có công ty khởi nghiệp trở thành Unicorn (có giá trị tỷ USD). Bên cạnh đó, cô còn xây dựng cộng đồng thực tế ảo có tên gọi là VR Society Vietnam.

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 3.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Melbourne, chuyên ngành kinh tế ở Australia, Nguyễn Trung Tín về Việt Nam năm 2011 và đầu quân cho Trung Thủy Group – doanh nghiệp của gia đình anh - ở vị trí nhân viên tiếp thị tập sự. Đến đầu năm 2015, anh được bổ nhiệm vào vị trí CEO của tập đoàn này.

Trung Tín được nhiều người biết đến sau khi Dreamplex – không gian làm việc chung do anh sáng lập – đón tiếp cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông đến Việt Nam vào tháng 5/2016.

Sau buổi gặp gỡ và giao lưu với giới startup Việt tại đây, ông Obama đã tặng CEO trẻ một bức tranh có chữ ký của ông kèm lời nhắn nhủ "Dream big dreams" (Hãy mơ những giấc mơ lớn).

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 4.

Nguyễn Trung Tín là CEO Trung Thủy Group. Ảnh: Forbes Việt Nam.

Hiện nay, Nguyễn Trung Tín tiếp tục điều hành công việc kinh doanh tại Trung Thủy Group. Về cuộc sống cá nhân, anh kết hôn với Hoa hậu Đặng Thu Thảo vào tháng 10/2017 và có một con gái 10 tháng tuổi.

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 5.

Trương Thanh Thủy (Thủy Muối) được BBC mệnh danh là nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam. Khi chưa đầy 30 tuổi, cô gái trẻ đã thành lập 3 startup thuộc những lĩnh vực khác nhau - trong đó bao gồm cả Tappy, công ty Việt đầu tiên được bán cho thung lũng Silicon.

Năm 2016, khi sự nghiệp đang phát triển, Thủy Muối phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối. Không hoảng sợ lo lắng hay yếu đuối ủy mị, cô chọn cách mạnh mẽ đương đầu với bệnh tật và khó khăn.

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 6.

Trương Thanh Thủy trong một sự kiện vào tháng 10/2018. Ảnh: Forbes Việt Nam.

Thủy vẫn cùng bạn bè đi du lịch, khám phá những miền đất mới và hoàn thành những dự án còn dang dở. Cô còn thành lập một dự án hỗ trợ bệnh nhân ung thư ở Việt Nam có tên Salt Cancer Initiative (SCI). Nghị lực và tinh thần lạc quan của Trương Thanh Thủy trở thành câu chuyện truyền cảm hứng đối với nhiều người.

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 7.

Sau khi tốt nghiệp lớp kỹ sư chất lượng cao của Khoa Công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa TP HCM, Lương Duy Hoài về làm việc cho Thế giới di động với vai trò chuyên viên cung ứng. Năm 2012, anh cùng một số người bạn thành lập Giaohangnhanh.vn (GHN) với mong muốn đưa công nghệ vào giải quyết bài toán tối ưu chi phí logistics.

Từ một công ty khởi nghiệp nhỏ, GHN đã phát triển mạnh để trở thành công ty tư nhân đảm nhiệm việc giao hàng trên toàn quốc, đứng bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước lớn như Viettel Post, Vietnam Post.

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 8.

Lương Duy Hoài không còn là CEO Giao hàng nhanh. Ảnh: Forbes Việt Nam.

Năm 2015, Lương Duy Hoài thành lập và đảm nhiệm chức vụ CEO của AhaMove – công ty vận chuyển thuộc GHN. Đầu năm 2017, Duy Hoài chuyển giao vị trí CEO startup này cho Nguyễn Xuân Trường. Đến cuối tháng 6/2017, anh tiếp tục rời vị trí CEO của GHN.

Hiện Lương Duy Hoài đang là CEO của Scommerce (công ty mẹ của GHN và AhaMove). Tại đây, doanh nhân 8X cùng với một số người khác tham gia phát triển thêm các dịch vụ smart logistics (vận tải thông minh), tiếp tục theo đuổi mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng smart logistics cho thương mại Việt Nam.

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 9.

Nguyễn Hoàng Hải tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, Trường RMIT Hà Nội. Anh là người sáng lập và CEO Canavi - trang web tuyển dụng các công việc cho nữ giới như PG, người mẫu ảnh, MC, trợ lý, thư ký...

Hoàng Hải cho biết, sau khi trở thành một trong 3 doanh nhân Việt có mặt trong Top 30 under 30 của Forbes châu Á năm 2017, anh có cơ hội gặp gỡ với nhiều người trẻ tài năng trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Những CEO Việt lọt Top 30 under 30 của Forbes giờ ra sao? - Ảnh 10.

Nguyễn Hoàng Hải, CEO Canavi. Ảnh: Canavi.

Tháng 7/2017, startup của Hoàng Hải thông báo được quỹ ESP Capital đầu tư nhưng không tiết lộ con số cụ thể. Với số vốn gọi được, Canavi sử dụng để tuyển thêm đội ngũ nhân sự nhằm cải thiện website và ứng dụng Canavi.com, đồng thời đầu tư vào quảng cáo tiếp thị thu hút người dùng mới.

CEO 9X chia sẻ, hiện nay Canavi đang chuẩn bị “lấn sân” sang các mảng việc liên quan đến nhà hàng, khách sạn, chuỗi bán lẻ... đồng thời mở rộng đối tượng ứng viên tuyển dụng thay vì nữ giới như trước đây.

Theo Linh Lam
NDH

Tags:

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video