Nhiều khu đất vàng ngay trung tâm Sài Gòn sắp thoát cảnh "trùm mền" triền miên
Ngay sau khi UBND TP.HCM chỉ đạo các sở-ngành liên quan, Thanh tra TP.HCM và UBND các quận 1, 3 triển khai các biện pháp xử lý nhằm đẩy nhanh tiến độ, tránh gây lãng phí trong khai thác sử dụng và đảm bảo mỹ quan đô thị tại khu đất vàng, lập tức thời gian qua nhiều khu đất vàng bỏ hoang đã rục rịch triển khai dự án.

Một khu đất khá nổi tiếng khác nằm cạnh Trung tâm thương mại Diamond (quận 1) thuộc về tập đoàn Kinh đô và các đối tác cũng sẽ "mọc" lên dự án cao tốc hiện đại vào cuối năm nay. Đây là khu phức hợp có quy mô xây dựng lớn nhất trục đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng với 36 tầng, rông 4,921 m2.
Khu đất này nhiều năm qua cũng được cho thuê lại làm bãi giữ xe. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi hợp đồng cho thuê khu đất này sẽ chấm dứt vào ngày 31/12/2016 để trả lại mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án.
Lavenue Crown là một dự án phức hợp hạng sang, gồm có 3 khu chức năng: Căn hộ hạng sang, khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại, tọa lạc tại vị trí vàng của trung tâm quận 1. Riêng khối căn hộ hạng sang bao gồm khoảng 200 căn với tổng diện tích sàn khoảng 23.000 m2. Theo Kinh Đô, Lavenue Crown dự kiến sẽ được triển khai xây dựng vào cuối năm nay.

Năm 2007, Ngân hàng BIDV đã công bố thiết kế chính thức trong cuộc thi thiết kế kiến trúc cho tòa nhà BIDV nằm trên khu đất vàng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, sau đó mặt bằng được giải tỏa hoàn toàn vào cuối năm 2010. Tuy nhiên từ đó đến đầu năm 2013, khu đất chỉ được trưng dụng làm bãi giữ xe máy và ô tô phục vụ cho khách vãng lai và nhân viên văn phòng của các tòa nhà lân cận.
Đầu năm 2013, bãi giữ xe đã bị dẹp bỏ và sau đó bãi giữ xe được tái lập lại. Từ đó đến nay khu đất hoàn toàn bị bỏ hoang và hầu như không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chủ đầu tư là Ngân hàng BIDV sớm khởi động dự án trên "đất vàng" này.
Được biết, tập đoàn Sunwah Kingsway (thuộc Sunwah Group) đã ký kết với công ty quản lý quỹ Saigon Asset Management (SAM) để thành lập công ty liên doanh Sunwah Kingsway Vietnam (SKV), với vốn ban đầu là 100 triệu USD để tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới vào thị trường vốn, công ty tư nhân và bất động sản. Và chính đơn vị này cũng tiết lộ tại một cuộc họp báo gần đây rằng đang nhắm đến khu đất vàng của BIDV để thâu tóm nhằm phát triển một dự án cao ốc thương mại hiện đại không thua gì toà nhà Sunwah đang hoạt động hết công suất hiện nay.

Một trường hợp khác, một dự án trị giá hàng trăm triệu USD ở công viên 23/9 (Q.1) bị “trùm mền” hơn chục năm qua vừa được UBND TP.HCM chấp thuận cho một đơn vị cải tạo, khai thác thành khu vực dịch vụ, giải trí.
Được biết, năm 1995, khu liên hợp mang tên Trung tâm văn hóa thương mại Sài Gòn của Công ty liên doanh Việt Nam JinWen (Vijico) đã được phê duyệt, đặt tại công viên 23/9, Quận 1. Đây là liên doanh giữa Tập đoàn JinWen của Đài Loan (bao gồm 10 công ty, trong đó có 6 công ty Đài Loan, 2 công ty Hồng Kông và 2 công ty Singapore) với 3 đối tác trong nước là Công ty dịch vụ phát triển đô thị TP.HCM, Công ty công viên cây xanh TP và Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành, với tổng số vốn đầu tư hơn 500 triệu USD, trong đó JinWen góp 70% vốn, 3 đối tác VN góp 30% vốn bằng quyền sử dụng đất.
Theo dự kiến giai đoạn đầu của dự án sẽ đi vào hoạt động khoảng năm 2001, nhưng đến năm 1999, khi dự án đã xây dựng xong 2 tầng hầm, đang triển khai đến phần thân và đã bắt đầu xây dựng phần công viên nhạc nước thì phải dừng do gặp khó khăn về vốn. Đến giữa năm 2000, dự án chính thức ngưng trệ hoàn toàn, không còn thi công.
Mới đây nhất, TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH một thành viên đầu tư thương mại Cửu Long được đầu tư cải tạo, chỉnh trang nâng cấp một phần công viên 23/9 (khu B), để khai thác tạm thời dịch vụ mua sắm, vui chơi, giải trí cho người dân và khách du lịch; thời hạn sử dụng đến năm 2019 và khi nhà nước có nhu cầu sử dụng thì thu hồi vô điều kiện. Trường hợp sau 2 năm TP.HCM vẫn chưa có nhu cầu sử dụng sẽ xem xét gia hạn thời gian khai thác cho phù hợp.
[caption id="attachment_43236" align="aligncenter" width="640"]
Theo Trí thức trẻ