Nhà sách bán thêm gạo, mì gói trong dịch bệnh

Trước nhu cầu thay đổi trong mùa dịch, chuỗi nhà sách Phương Nam thử nghiệm bán mặt hàng nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, công ty vẫn giảm doanh thu và báo lỗ vì ảnh hưởng của Covid-19.

Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam, một trong những chuỗi nhà sách lớn nhất cả nước, vừa công bố kết quả kinh doanh quý đầu tiên năm 2020. Tương tự nhiều doanh nghiệp khác, Phương Nam cũng đương đầu nhiều khó khăn trong mùa dịch Covid-19.

Ba tháng đầu năm, Phương Nam báo cáo doanh thu thuần 118 tỷ đồng, chỉ bằng 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hai ngành hàng đem lại nguồn thu chính của doanh nghiệp là sách và văn phòng phẩm, đồ chơi, lưu niệm đều tăng trưởng âm so với quý I/2019.

Lỗ 3 tỷ mỗi tháng

Lợi nhuận gộp trong kỳ của chuỗi nhà sách Phương Nam là 47 tỷ đồng, giảm 17%, thấp hơn mức giảm doanh thu khi công ty cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp thêm 3%.

Doanh nghiệp cũng nỗ lực quản lý chặt chẽ chi phí hoạt động trong bối cảnh doanh thu đi xuống do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tổng chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp ghi nhận trong quý I là 58 tỷ đồng, thấp hơn 5% so với cùng kỳ 2019, chủ yếu nhờ giảm chi phí nhân viên.

Sau khi hạch toán chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp, Phương Nam lỗ ròng 9 tỷ đồng. Quý I/2019, mức lỗ sau thuế của hệ thống nhà sách này là 2 tỷ đồng.

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh không thuận lợi, dòng tiền kinh doanh của Phương Nam âm 68 tỷ trong quý I. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp cùng kỳ năm trước là 20 tỷ đồng.

Tiền và các khoản đương tương tiền cuối kỳ của chuỗi nhà sách Phương Nam giảm phân nửa còn lại 42 tỷ đồng sau khi bổ sung 25 tỷ đồng tiền thu hồi cho vay, bán lại công nợ của đơn vị khác.

Đến cuối tháng 3, tổng tài sản của Phương Nam là 500 tỷ đồng, tăng thêm 40 tỷ so với hồi đầu năm. Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 50 tỷ lên 340 tỷ đồng, phần lớn trong đó là các khoản phải trả người bán ngắn hạn. Công ty không có bất kỳ khoản vay nợ tài chính nào.

Kinh doanh thêm khẩu trang, mì gói

Toàn bộ các cửa hàng thuộc hệ thống nhà sách Phương Nam trên toàn quốc đã mở cửa trở lại từ 24/4. Trước đó, nhiều nhà sách của chuỗi phải đóng cửa trong thời gian thực hiện quy định cách ly xã hội.

Trước nhu cầu mua sắm thay đổi trong mùa dịch, nhà sách Phương Nam đã thử nghiệm kinh doanh thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như khẩu trang vải, nước rửa tay khô, nước súc họng, tinh dầu tràm, nón/kính bảo hộ, găng tay, khăn giấy từ tháng 2.

Một số nhà sách Phương Nam tại TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Nghệ An còn bày bán nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm và thực phẩm khô như gạo, mì gói, dầu ăn, tương ớt, thịt hộp, nước đóng chai.

Nha sach ban them gao, mi goi trong dich benh hinh anh 1 PNC_mi_goi.jpg

Hàng nhu yếu phẩm bày bán bên trong một nhà sách Phương Nam. Ảnh: PNC.

Những sản phẩm này được doanh nghiệp cam kết bán với giá bình ổn, giúp khách hàng có thêm lựa chọn mua sắm, giảm tải việc chen lấn ở các kênh bán hành truyền thống. Ngoài ra, những mặt hàng tiện lợi, nhu yếu phẩm cũng được xuất hiện trên website bán hàng của Phương Nam.

Đại diện chuỗi nhà sách Phương Nam chia sẻ doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư các kênh mua sắm trực tuyến kể cả sau dịch.

“Website bán hàng hoạt động hơn 10 năm nay và khá lỗi thời so với công nghệ hiện tại. Chúng tôi có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào trang web này cả về hạ tầng, công nghệ và nhân lực. Ngoài ra, chúng tôi còn liên kết với các sàn thương mại điện tử khác”, vị này cho hay.

Theo Zing

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video