Nhà máy Đạm Phú Mỹ (DPM) tạm dừng hoạt động 80 ngày trong năm 2019

Cùng với đó Đạm Phú Mỹ dự kiến công suất năm 2019 của Nhà máy giảm khoảng 16% so với công suất thiết kế.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ (DPM) tạm dừng hoạt động 80 ngày trong năm 2019


Tổng công ty phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ - mã chứng khoán DPM) vừa thông báo về việc Nhà máy Đạm Phú Mỹ bảo dưỡng sửa chữa cơ hội năm 2019.

Theo kế hoạch, năm 2019 Tổng công ty tiến hành đợt bảo dưỡng cơ hội Nhà máy Đạm Phú Mỹ ngắn ngày, kết hợp với việc nhà thầu xử lý các vấn đề tại cụm thiết bị HTER thuộc dự án nâng cấp công suất phân xưởng NH3 theo hợp đồng EPC.

Nhà máy và nhà thầu đã đưa ra thời gian khắc phục, sửa chữa cụm thiết bị này kéo dài, ước tính khoảng 80 ngày lịch. Với thời gian dự kiến dừng hoạt động như trên, sản lượng sản xuất chính (phân đạm) của Nhà máy Đạm Phú Mỹ trong năm 2019 cũng dự kiến chỉ đạt 671.000 tấn so với công suất thiết kế 800.000 tấn/năm.

Trước đó Đạm Phú Mỹ đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019, trong đó dự kiến lượng Đạm Phú Mỹ sản xuất trong năm 800.000 tấn, bằng đúng công suất thiết kế. Sản lượng tiêu thụ ước đạt 810.000 tấn.

Về kế hoạch tài chính, tổng doanh thu năm 2019 ước đạt 9.968 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 559 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 471 tỷ đồng. Hiện công ty chưa có thông tin về việc thay đổi chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2019.

Theo InfoNet

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video