Nguy cơ từ trái cây “xách tay”

Gần đây, thị trường các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM rộ lên nhiều loại trái cây nhập ngoại với giá rất cao, được giới thiệu là hàng xách tay.

Trái cây “xách tay” khá phong phú và giá rất cao, như nho xanh Nhật Bản giá 1,4 triệu đồng/kg, việt quất Mỹ hơn 1 triệu đồng/kg, thanh long ruột vàng Malaysia hơn 500.000 đồng/kg… Do được người tiêu dùng đón nhận khá nồng nhiệt nên ngày càng nhiều cửa hàng cao cấp và các trang mạng xã hội chào bán loại trái cây này. Tuy nhiên, đây là những loại quả chưa có trong danh sách được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Người tiêu dùng thích vì ngon và có nhu cầu cần trái cây lạ, có vẻ cao cấp để làm quà biếu. Nhiều người tin rằng nhóm hàng này an toàn vì xuất phát từ các nước quản lý tốt thực phẩm. Đối với một số mặt hàng tiêu dùng thông thường khác, kinh doanh hàng “xách tay” đa phần chỉ vi phạm về thuế nhưng với trái cây tươi, có thể mang nguy cơ về sinh vật ngoại lai, ảnh hưởng hệ sinh thái Việt Nam. Do vậy, người Việt rất khó mang trái cây tươi sang xứ người, dù rất ít, để làm quà biếu.
[caption id="attachment_41309" align="aligncenter" width="640"]Trái cây ngoại bán tại chợ Bà Chiểu, TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh Trái cây ngoại bán tại chợ Bà Chiểu, TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh[/caption]

TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết để bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước, ngành hải quan và kiểm dịch thực vật cần tăng cường kiểm soát, không để lọt những loại trái cây chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Trái cây Việt Nam muốn xuất khẩu sang Mỹ, Úc phải chiếu xạ; bán qua Hàn Quốc, Nhật Bản phải xử lý bằng hơi nước nóng để diệt dịch hại dù đã bảo đảm an toàn thực phẩm. Việt Nam đã có bài học về nạn bọ dừa gây thiệt hại nặng nề cho nông dân. Đây là một sinh vật ngoại du nhập trái phép cùng cây cọ kiểng. Nhằm ngăn chặn dịch hại, theo thông lệ quốc tế, để xuất khẩu trái cây tươi, phải qua quá trình đàm phán hết sức khó khăn.

Ở những thị trường khó tính, có những loại quả Việt Nam phải mất 5-7 năm để vượt qua được các quy định về kỹ thuật. Giữa năm 2015, đến Việt Nam khảo sát trái cây để nhập khẩu, khi được tặng 2 hộp trái cây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, vị chuyên gia nước ngoài chỉ nhận 1 hộp để ăn khi chưa về nước. Theo chuyên gia này, nước ông chưa cho phép nhập khẩu loại trái cây này từ Việt Nam nên không thể mang về.

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video