Hà Nội phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội của TP Hà Nội phát triển tích cực, công tác quy hoạch - hạ tầng có bước tiến rõ rệt. Đây là nền tảng quan trọng để Thủ đô bước vào 6 tháng cuối năm với quyết tâm cao độ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên trong năm 2025.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng, 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới liên tục xuất hiện nhiều diễn biến mới, khó khăn, thách thức hơn. Trong nước, với việc quyết liệt triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương,kinh tế - xã hội Hà Nội tiếp tục phát triển, tăng trưởng GRDP quý I khá cao, tạo tiền đề thực hiện hoàn thành mục tiêu năm 2025 tăng trưởng 8% trở lên.

Tăng trưởng kinh tế khởi sắc trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu từ Cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt trên 460 nghìn tỷ đồng. Ngành công nghiệp tăng 5,8%, trong khi du lịch phục hồi mạnh mẽ với gần 4 triệu lượt khách. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt đạt 10,1 tỷ USD và 22 tỷ USD, tăng 13,8% và 12,6% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu ngân sách đến giữa tháng 6/2025 đạt 372,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 73,7% dự toán năm; tổng chi ngân sách địa phương khoảng 59 nghìn tỷ đồng.

Hà Nội triển khai đồng bộ các kế hoạch, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025

6 tháng đầu năm cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực về môi trường đầu tư, khởi sự kinh doanh. Hà Nội thu hút trên 2,8 tỷ USD vốn FDI, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu cả nước. Gần 14.000 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 125 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lũy kế đến nay lên khoảng 403.000.

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Hà Nội 6 tháng đầu năm là mức tăng trưởng GRDP ấn tượng. Quý I/2025 GRDP đạt 7,35% cao gấp 1,35 lần so với cùng kỳ năm trước và vượt kịch bản tăng trưởng đặt ra đầu năm. Quý II/2025 ước đạt 7,93%, đưa tốc độ tăng trưởng 6 tháng lên mức 7,59% tạo đà vững chắc để cả năm cán mốc 8%.

Hà Nội hướng tới đạt GRDP năm 2025 khoảng 63,2 tỷ USD, tăng đáng kể so với mức 58,6 tỷ USD năm 2024. Để đạt được tăng trưởng 8%, thì tỷ lệ đầu tư của Hà Nội cần chiếm khoảng 25% GRDP, tổng nguồn vốn đầu tư cần thiết vào khoảng khoảng 15 - 16 tỷ USD. Thực tế, Thành phố đã chủ động phân bổ nguồn lực: vốn đầu tư công lên đến 87 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,5 tỷ USD), tăng 11% so với năm trước; đầu tư nước ngoài ước đạt 3 tỷ USD và đầu tư ngoài ngân sách khoảng 14 tỷ USD.

Trong công tác quy hoạch; xây dựng và phát triển hạ tầng, đô thị; thành phố đã phê duyệt nhiều đồ án trọng điểm: Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; 2 quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống; Quy hoạch bến bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp

Thành phố đã xây dựng chỉ đạo, phân luồng giải quyết công việc theo cơ chế "Làn xanh" với thời gian giải quyết công việc trong vòng 24h đến 48h với 10 công trình trọng điểm. Bên cạnh đó, thành phố đang tiếp tục tập trung đôn đốc, chỉ đạo và bố trí đầy đủ nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án đường Vành đai của thành phố như: Vành đai 1, Vành đai 2,5, Vành đai 3, Vành đai 3,5, cũng như các công trình lớn có tính chất kết nối giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong Vùng Thủ đô…

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng, với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 như trong kế hoạch đề ra, từ nay đến cuối năm, thành phố sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công 2025; thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, đô thị và bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông quan trọng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực quy hoạch, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác thông tin quy hoạch. Rà soát, tái cấu trúc quy trình, tích hợp và cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện theo ngành, lĩnh vực quản lý lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 6/2025.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ hạ tầng và bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn lực và tháo gỡ vướng mắc để hoàn thành các dự án xử lý rác thải, nước thải; tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường. Xây dựng các chương trình, gói sản phẩm kích cầu du lịch nội địa; Tổ chức các hoạt động hợp tác, liên kết phát triển du lịch trong và ngoài nước; Tập trung công tác chuyển đổi số ngành du lịch Thủ đô…

Theo Tạp chí Công Thương

Mở rộng không gian, tăng tốc phát triển cho vùng cực Nam Tổ quốc

Việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực bứt phá cho vùng cực Nam Tổ quốc. Cà Mau (mới) đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến thủy sản, hướng tới trở thành trung tâm động lực của vùng ĐBSCL.

Côn Đảo, tương lai đặc khu xanh tầm vóc quốc tế

Côn Đảo ngày nay đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử mới: Trở thành đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Trong chuyến công tác gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khơi gợi một tầm nhìn phát triển đầy cảm hứng, đặt ra yêu cầu xây dựng Côn Đảo trở thành nơi “sáng - xanh - sạch - đẹp”, bền vững nhưng không làm phai nhòa giá trị lịch sử, văn hóa và quốc phòng.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình” . Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua ngày 18/6 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.

Cách doanh nghiệp Trung Quốc “thoát” Mỹ

Sau Đông Nam Á đến lượt Vương quốc Anh trở thành thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Trung Quốc thi triển chiến lược “sản xuất rẻ, phân phối nhanh”.

Không chủ quan trước đà tăng trưởng kinh tế tích cực

Số liệu về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê cho thấy nhiều tín hiệu tích cực như: tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 18,37 tỷ USD, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đến Việt Nam đạt 9.201,7 nghìn lượt người, tăng 21,3% so với năm trước. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm nay là gần 2.279,5 nghìn tỷ đồng, tăng 83,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Video