Nghệ An: “Điểm danh” 52 đơn vị nợ bảo hiểm lớn

Đến nay, Nghệ An có 52 đơn vị nợ bảo hiểm lớn, với tổng số tiền nợ lên tới hơn 138,9 tỉ đồng.
Nghệ An: “Điểm danh” 52 đơn vị nợ bảo hiểm lớn
Công ty CP đầu tư và xây dựng 24 nợ bảo hiểm 129 tháng với số tiền lên tới hơn 21,5 tỉ đồng. Ảnh: Phạm Tuân

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, tính đến hết tháng 1.2023, tổng số nợ BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn tỉnh là 221,942 tỉ đồng, chiếm 2,57% so với kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao.

Số nợ nói trên không bao gồm số đơn vị có số lao động bằng không và số đơn vị nợ dưới 1 tháng.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An cũng đã cung cấp danh sách 52 đơn vị nợ lớn, với tổng số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và số tiền lãi chậm đóng lên tới hơn 138,9 tỉ đồng.

Trong đó, đơn vị nợ nhiều nhất là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 24 có địa chỉ tại đường Xiêng Khoảng, xã Nghi Phú, TP Vinh, nợ 129 tháng với số tiền lên tới hơn 21,5 tỉ đồng. Công ty này hiện chỉ có 8 lao động.

Đứng thứ 2 trong danh sách nợ là Công ty Cổ phần 482, địa chỉ số 126 Mai Hắc Đế, Thành phố Vinh nợ 84 tháng với số tiền hơn 16,7 tỉ đồng. Công ty này hiện chỉ còn 2 lao động.

Đứng thứ 3 trong danh sách các đơn vị nợ lớn là Công ty CP Nam Thuận Nghệ An, xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, nợ 6 tháng với số tiền hơn 9,9 tỉ đồng. Công ty này có 1.296 lao động.

Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi I, đóng tại 216 Nguyễn Trường Tộ, phường Đông Vĩnh, Thành phố Vinh là đơn vị đứng thứ 4 trong danh sách, nợ 93 tháng với số tiền hơn 9,8 tỉ đồng. Công ty này có 31 lao động.

Ở vị trí thứ 5 trong danh sách là Công ty CP Xây dựng và Thương mại 423, số 29, Quang Trung, phường Quang Trung, Thành phố Vinh, nợ 65 tháng với số tiền hơn 7,5 tỉ đồng. Công ty này chỉ có 1 lao động.

Trong số 52 doanh nghiệp có số nợ lớn, có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, may mặc. Đây là 2 lĩnh vực gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Quang Phúc, Trưởng phòng quản lý thu - Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị thường xuyên đốc thúc các doanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm cho người lao động.

"Đối với các đơn vị nợ từ 2 tháng trở lên chúng tôi đều gửi thông báo về doanh nghiệp, hàng tháng đều có cán bộ thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở. Đối với doanh nghiệp nợ bảo hiểm thì chúng tôi mời lên làm việc.

Trong năm 2022, BHXH tỉnh đã mời hơn 1.000 doanh nghiệp lên làm việc để ký cam kết đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... cho người lao động. Trường hợp nợ kéo dài sẽ chuyển sang thanh tra chuyên ngành, thậm chí chuyển hồ sơ sang cơ quan công an.

Việc doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động", ông Hoàng Quang Phúc nói.

Về việc khởi kiện các doanh nghiệp nợ đọng, trây ỳ đóng bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi người lao động, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Nghệ An Nguyễn Chí Công cho hay, đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

“Theo quy định hiện hành, tổ chức công đoàn không thể trực tiếp đứng đơn khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm như trước đây, mà mỗi cá nhân người lao động là chủ thể đứng đơn, công đoàn chỉ tham gia khởi kiện khi được ủy quyền” - ông Nguyễn Chí Công nói.

Theo Quang Đại (Lao Động)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video