Ngày 28/4: Ca khỏi COVID-19 nhiều gấp 11 lần ca mắc

Ngày 28/4, Việt Nam chỉ còn ghi nhận 7.116 ca mắc mới COVID-19. Đặc biệt, ngày hôm nay, số bệnh nhân khỏi nhiều gấp 11 lần số mắc mới.
Ngày 28/4: Ca khỏi COVID-19 nhiều gấp 11 lần ca mắc   - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 28/4

Tính từ 16h ngày 27/4 đến 16h ngày 28/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.116 ca nhiễm mới, đều ghi nhận trong nước (giảm 888 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 5.862 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (913), Phú Thọ (475), Vĩnh Phúc (418), Yên Bái (305), Nghệ An (292), Lào Cai (288), Hải Dương (261), Quảng Ninh (252), Tuyên Quang (246), Thái Bình (224), Đắk Lắk (214), Thái Nguyên (209), Bắc Kạn (173), Hưng Yên (165), Nam Định (164), Quảng Bình (157), Bắc Ninh (147), Lâm Đồng (132), Đắk Nông (123), Hà Giang (118), Cao Bằng (112), Hà Tĩnh (102), Hà Nam (101), Lạng Sơn (92), Lai Châu (91), Ninh Bình (88), Quảng Trị (83), TPHCM (82), Sơn La (81), Hòa Bình (80), Đà Nẵng (80), Vĩnh Long (74), Bình Phước (71), Bắc Giang (70), Điện Biên (66), Bình Định (58), Bến Tre (55), Thanh Hóa (54), Bình Dương (51), Bà Rịa - Vũng Tàu (47), Phú Yên (41), Tây Ninh (35), Cà Mau (32), Quảng Ngãi (31), Hải Phòng (30), Khánh Hòa (28), Đồng Tháp (23), Bình Thuận (18), Quảng Nam (18), Thừa Thiên Huế (17), Kiên Giang (9), An Giang (5), Long An (4), Kon Tum (3), Trà Vinh (2), Đồng Nai (2), Cần Thơ (2), Hậu Giang (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Gia Lai (giảm 245), Đắk Lắk (113), Bắc Giang (107).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Vĩnh Phúc (tăng 119), Hà Tĩnh (102), Đắk Nông (82).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 8.758 ca/ngày.

Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.638.632 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu tính tỉ lệ số ca nhiễm/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ.

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.630.883 ca.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là Hà Nội (1.584.454), TPHCM (608.242), Nghệ An (481.009), Bắc Giang (385.103), Bình Dương (383.360).

Tình hình điều trị COVID-19

Trong ngày có 79.171 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.242.303 ca.

Số bệnh nhân đang thở oxy là 629 ca, trong đó thở oxy qua mặt nạ 517 ca, thở oxy dòng cao HFNC 47 ca, thở máy không xâm lấn 12 ca, thở máy xâm lấn 52 ca và - ECMO 1 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.037 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 7 ca.

Về xét nghiệm: Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.495.440 mẫu, tương đương 85.795.583 lượt người

Về tiêm vaccine phòng COVID-19: Trong ngày 27/4 có 327.296 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 213.645.290 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 195.134.871 liều (mũi 1 là 71.440.954 liều, mũi 2 là 68.627.272 liều, mũi 3 là 1.505.909 liều, mũi bổ sung là 15.225.865 liều và mũi nhắc lại là 38.334.871 liều), số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.360.022 liều (mũi 1 là 8.898.577 liều và mũi 2 là 8.461.445 liều), số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.150.397 liều (mũi 1)./.

Theo Chinhphu.vn

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video