Nga xem xét thay thế đồng USD trong các giao dịch năng lượng

Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Oreshkin cho biết nước này đang xem xét các lựa chọn thay thế cho đồng USD trong các giao dịch năng lượng.

Nga xem xét thay thế đồng USD trong các giao dịch năng lượng

Phát biểu với báo Financial Times (FT), Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Oreshkin cho biết nước này đang xem xét các lựa chọn thay thế cho đồng USD trong các giao dịch năng lượng và đang tìm cách thanh toán tiền tệ hiện nay bằng đồng euro và ruble để xuất khẩu năng lượng, nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của Mỹ.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn trang FT được công bố ngày 13/10, ông Oreshkin nhấn mạnh: "Chúng tôi có một loại tiền tệ tốt và rất ổn định. Tại sao không sử dụng nó cho các giao dịch toàn cầu ? Chúng tôi muốn (bán dầu và khí đốt) bằng đồng ruble vào thời điểm nhất định".

Đầu tháng 10 vừa qua, phát biểu tại Diễn đàn "Tuần lễ Năng lượng Nga", Tổng thống Vladimir Putin cho biết nước này đang hạn chế các giao dịch bằng đồng USD để đối phó với những nỗ lực của Mỹ nhằm sử dụng đồng bạc xanh như một "vũ khí chính trị".

Ông Putin nhấn mạnh điều này buộc các nước phải cắt giảm dự trữ đồng USD và hạn chế giao dịch bằng USD.

Hôm 8/10, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng vừa ký thỏa thuận về thanh toán song phương bằng tiền nội tệ của hai nước.  Mục tiêu chính của thỏa thuận nhằm gia tăng và dần chuyển sang sử dụng đồng ruble của Nga và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ cho các thanh toán song phương, từ đó tạo ra cơ sở hạ tầng tài chính và tăng sức hấp dẫn của đồng tiền nội tệ đối với các doanh nghiệp hai nước./.

Theo Thanh Bình (TTXVN)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video