NCB thanh lý hàng loạt xe hơi, xe tải đời cũ gần bằng nửa giá niêm yết

NCB rao bán một xe ô tô con Mercedes Benz GLA 250 với giá khởi điểm 1,04 tỷ đồng.

Trong tuần qua, NCB ( HNX: NVB ) có nhiều thông báo bán đấu giá tài sản là xe hơi, xe tải, xe khách để thu hồi nợ.

Ngân hàng rao bán một xe ô tô con nhãn hiệu KIA Rio màu trắng, loại 5 chỗ, sản xuất năm 2016 tại Hàn Quốc với giá khởi điểm 260 triệu đồng. Trên một số website mua bán xe cũ, xe KIA Rio đang được rao bán quanh mốc 350-450 triệu đồng. NCB dự kiến tổ chức đấu giá ngày 11/8 tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Bên cạnh đó, NCB còn rao bán một xe ô tô con Mercedes Benz GLA 250 có chứng nhận đăng ký xe ô tô do Phòng cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cấp ngày 28/12/2017. Giá bán khởi điểm ngân hàng đưa ra là 1,04 tỷ đồng, giảm 800 triệu đồng so với giá niêm yết bán ra thị trường và rẻ hơn 200-400 triệu so với thị trường mua bán xe cũ. Dự kiến, ngày 4/8 sẽ công bố giá tại Thanh Xuân, Hà Nội.

NCB cũng rao bán hai xe khách hiệu Fuso Rosa Thaco, 29 chỗ ngồi sản xuất năm 2017 tại Việt Nam. Hai xe khách được bán với giá khởi điểm lần lượt 420 triệu đồng và 429 triệu đồng, trong khi giá tại một số trang mua bán xe cũ được rao bán với giá 800 triệu đồng - 1,1 tỷ đồng. Dự kiến tổ chức đấu giá ngày 27/7 tại Hà Nội. 

Hai xe ô tải đã qua sử dụng khác cũng được đấu giá tại TP Cần Thơ. Một xe tải có mui hiệu Đô Thành, 3 chỗ ngồi sản xuất năm 2017 tại Việt Nam, tải trọng 8.100 kg. Một xe tải khác hiệu HuynDai, sản xuất năm 2018 tại Việt Nam, tải trọng 6.900 kg. Giá khởi điểm cho cả hai xe trên là 930 triệu đồng. NCB dự kiến tổ chức đấu giá ngày 5/8 tại TP. Cần Thơ.

Ngoài ra, ngân hàng thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá một xe tải hiệu TMT, tải trọng 1.990 kg với giá khởi điểm 106 triệu đồng.

Ngân hàng cho biết giá khởi điểm các tài sản trên chưa bao gồm các khoản thuế phí, và lệ phí. Người mua được tài sản đấu giá phải chịu thuế, lệ phí trước bạ, phí công chứng và các khoản phí liên quan khác.

Theo Nhật Quang (Người đồng hành)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video