Năm 2020 người lao động cần lưu ý gì về mức đóng BHXH để không bị "thiệt thòi"

Từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 150.000 đồng lên 240.000 đồng so với năm 2019 theo Nghị định 90. Vì vậy, mức đóng BHXH tối thiểu của người lao động và phía sử dụng lao động cũng có nhiều thay đổi.

Năm 2020 người lao động cần lưu ý gì về mức đóng BHXH để không bị "thiệt thòi"

Theo đó, mức thay đổi mức đống BHXH tối thiểu thay đổi như sau:

Với vùng 1, mức lương tối thiểu trong năm 2020 là 4.420.000 đồng/tháng, tăng 240.000 đồng. Số tiền đóng BHXH bắt buộc thấp nhất của người lao động sẽ là 353.600 đồng, của đơn vị sử dụng lao động là 751.400 đồng.

Với vùng 2, mức lương tối thiểu trong năm 2020 là 3.920.000 đồng/tháng, tăng 210.000 đồng. Số tiền đóng BHXH bắt buộc thấp nhất của người lao động sẽ là 313.600 đồng, của đơn vị sử dụng lao động là 666.400 đồng.

Với vùng 3, mức lương tối thiểu trong năm 2020 là 3.430.000 đồng/tháng, tăng 180.000 đồng. Số tiền đóng BHXH bắt buộc thấp nhất của người lao động sẽ là 274.400 đồng, của đơn vị sử dụng lao động là 583.100 đồng.

Với vùng 4, mức lương tối thiểu trong năm 2020 là 3.070.000 đồng/tháng, tăng 150.000 đồng. Số tiền đóng BHXH bắt buộc thấp nhất của người lao động sẽ là 245.600 đồng, của đơn vị sử dụng lao động là 521.900 đồng.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Còn với những doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới…

Nghị định 90 cũng cho biết mức lương tối thiểu vùng quy định trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. 

Trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc trong tháng và hoàn thành định mức lao động... bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

Doanh nghiệp cũng không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại… khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng mới.

Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Theo Nhịp Sống Việt

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video