Mua nợ xấu rồi nhưng giờ bán ra sao?

Theo lãnh đạo VAMC, dù VAMC có thể mua được nợ xấu nhưng để bán nợ xấu đó ra cũng là một khó khăn.

doi-no

Theo ông Đoàn Văn Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC), tính đến thời điểm hiện nay VAMC đã mua 251 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tổng số nợ được thu hồi lũy kế đến nay là 34 nghìn tỷ nợ xấu, tương đương 15%.

Kế hoạch đề ra cho VAMC trong 5 năm thu hồi tối đa 30-40%, tuy nhiên sau gần 3 năm, VAMC đã thu hồi được 15%.

“Tốc độ thu hồi của VAMC tăng dần, năm 2014 thu hồi được 15 nghìn tỷ, năm 2015 khoảng 12 nghìn tỷ và từ đầu năm đến nay là 11 nghìn tỷ. Trong năm 2016, VAMC đặt ra kế hoạch 30 nghìn tỷ và tốc độ thu hồi nợ những tháng cuối ăm bao giờ cũng tăng. Kế hoạch này dự kiến sẽ hoàn thành, và tỷ lệ nợ xấu sẽ giữ ở mức dưới 3%.", đại diện VAMC cho hay.

Về khó khăn trong khâu xử lý nợ xấu, lãnh đạo VAMC cho biết vướng mắc lớn nhất hiện nay là hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ xấu. Ví dụ như việc bán nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước thì theo các quy định hiện hành, VAMC chỉ được phép bán nợ xấu cho các đơn vị có chức năng mua bán nợ xấu. Điều này hạn chế khá nhiều, hoạt động bán nợ xấu ra thị trường của VAMC

"Thị trường hiện nay rất khó khăn cho VAMC, mua nợ rồi nhưng giờ bán ra sao?", vị lãnh đạo VAMC nêu quan điểm.

Sau 6 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào cuối tháng 5/2016.

Theo số liệu do các tổ chức tín dụng (TCTD) và VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm 2016, đạt 59,71 nghìn tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, bán nợ cho VAMC (8,88 nghìn tỷ đồng), khách hàng trả nợ (30,98 nghìn tỷ đồng), sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu (7,24 nghìn tỷ đồng).

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Thanh toán số giúp quản lý tài chính hiệu quả

Thanh toán số không chỉ tạo ra sự thuận tiện, nhanh chóng cho người dùng, mà còn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tăng cường tính minh bạch trong quản lý tài chính.

Nam A Bank 6 tháng đầu năm 2025: Quy mô vượt trội, tăng trưởng khả quan

6 tháng đầu năm 2025, Nam A Bank (HOSE: NAB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này đến từ đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đầu tư giấy tờ có giá cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, góp phần quan trọng vào tổng thu nhập hoạt động trong kỳ.

Dữ liệu - tài nguyên cốt lõi cho tăng trưởng và đổi mới sáng tạo ngành Ngân hàng

Theo các chuyên gia, ngành Ngân hàng - một trong những lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng công nghệ và số hóa dịch vụ, hiện có đầy đủ điều kiện để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn lấy dữ liệu làm trung tâm cho mọi hoạt động vận hành, ra quyết định và phục vụ khách hàng.

Ngành Ngân hàng quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn trong nửa cuối năm 2025

Phát biểu kết luận tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, để góp phần cùng cả hệ thống chính trị hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và cả giai đoạn 2021–2025, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định quan điểm điều hành đã đề ra ngay từ đầu năm tại Chỉ thị 01/CT-NHNN. Theo đó, ngành Ngân hàng nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng và bảo đảm an toàn hệ thống, nhưng với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn và hành động quyết liệt hơn trong triển khai thực hiện.

Video