Một doanh nghiệp niêm yết liên quan nhóm Louis mất khả năng thanh toán lãi trái phiếu, tài sản bị thất thoát nghiêm trọng

VKC là một trong những doanh nghiệp lỗ lớn nhất nửa đầu năm 2022 với mức lỗ 191 tỷ đồng. Theo VKC, các sai phạm của HĐQT, Ban TGĐ tiền nhiệm đã làm thất thoát tài sản của VKC rất lớn, vì vậy hiện tại VKC đã mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ.

Một doanh nghiệp niêm yết liên quan nhóm Louis mất khả năng thanh toán lãi trái phiếu, tài sản bị thất thoát nghiêm trọng

CTCP VKC Holdings vừa thông báo tạm hoãn thanh toán lãi trái phiếu đến các nhà đầu tư của Công ty. Cụ thể, ngày 9/9/2022 là ngày đến hạn thanh toán lãi trái phiếu của lô trái phiếu VCKH2123001 quy mô 200 tỷ đồng phát hành ngày 9/12/2021, tuy nhiên Ban lãnh đạo VKC quyết định tạm hoãn việc thanh toán lãi trái phiếu.

Nguyên nhân theo Công ty:

(i) Sau biến cố ông Đỗ Thành Nhân và nhóm Louis Holdings, toàn bộ các Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) và Ban Tổng Giám đốc (TGĐ) của VKC đã từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2022 của VKC;

(ii) Ngày 20/7/2022, VKC đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 và các cổ đông bầu lại toàn bộ thành viên mới của HĐQT, BKS và Ban TGĐ;

(iii) Sau khi Ban điều hành mới tiếp quản VKC đã rà soát lại tình hình tài chính của Công ty và nhận thấy có nhiều sai phạm nghiêm trọng của HĐQT, Ban TGĐ tiền nhiệm trong việc quản lý tài chính và phát hành lô trái phiếu VKCH2123001 ngày 9/12/2021.

Theo VKC, các sai phạm của HĐQT, Ban TGĐ tiền nhiệm đã làm thất thoát tài sản của VKC rất lớn, vì vậy hiện tại VKC đã mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ.

"Để đảm bảo quyền lợi cho các trái chủ và các cổ đông của VKC,HĐQT và Ban TGĐ VKC đang tích cực làm việc với các bên liên quan có quyền lợi và nghĩa vụ trong lô trái phiếu này khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, VKC cũng đã gửi đơn tố giác đến các cơ quan ban ngành có thẩm quyền để xử lý", thông báo VKC ghi.

Một doanh nghiệp niêm yết liên quan nhóm Louis mất khả năng thanh toán lãi trái phiếu, tài sản bị thất thoát nghiêm trọng - Ảnh 1.

Một phần số tiền huy động trái phiếu được sử dụng không đúng mục đích

Được biết, VKC có tiền thân là CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh được thành lập từ năm 1993. Công ty kinh doanh trong mảng lốp xe – phụ tùng với thương hiệu Vĩnh Khánh, kinh doanh cáp – điện với thương hiệu VCOM… Đến tháng 12/2021, Cáp Nhựa Vĩnh Khánh chính thức đổi tên thành VKC Holdings.

Nửa đầu năm 2022, VKC là một trong những doanh nghiệp niêm yết lỗ lớn nhất với mức lỗ 191 tỷ đồng, kéo vốn chủ sở hữu xuống còn 52,7 tỷ đồng.

Trong khi đó, các khoản nợ phải trả tại thời điểm 30/6 là 415 tỷ đồng, bao gồm 378 tỷ trái phiếu và nợ vay ngân hàng.

Một doanh nghiệp niêm yết liên quan nhóm Louis mất khả năng thanh toán lãi trái phiếu, tài sản bị thất thoát nghiêm trọng - Ảnh 2.
Theo Tri Túc (Nhịp sống thị trường)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video