Một công ty ở Hưng Yên chi gần 900 tỷ mua công ty nội thất Hoà Phát, một tuần sau tăng vốn từ 8 tỷ lên 300 tỷ

Trước khi trở thành "vua thép", Nội thất là một trong hai mảng kinh doanh đầu tiên của Hòa Phát.

Tập đoàn Hoà Phát (mã HPG) vừa công bố báo cáo soát xét 6 tháng 2021. Theo đó, Tập đoàn cho biết ngày 4/1/2021 Tập đoàn đã ký chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Tập đoàn tại CTCP Nội thất Hoà Phát với giá trị ghi sổ là 398,4 tỷ đồng, tương đương 99,6% vốn cổ phần cho CTCP Nội thất Eden Việt Nam với giá trị chuyển nhượng là 896,4 tỷ đồng.

CTCP Nội thất Eden Việt Nam thành lập năm 2015 có trụ sở chính tại Xóm Nam, thôn Kênh Cầu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Giám đốc công ty Nội thất Eden Việt Nam là bà Lại Như Loan, sinh năm 1992, hiện đang sinh sống tại chung cư Hoà Phát tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Công ty này mới tăng vốn từ 8 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng ngay sau thương vụ mua lại Nội thất Hoà Phát. Không có nhiều tin tức liên quan đến Eden Việt Nam.

Một công ty ở Hưng Yên chi gần 900 tỷ mua công ty nội thất Hoà Phát, một tuần sau tăng vốn từ 8 tỷ lên 300 tỷ - Ảnh 1.

Hoà Phát đã bán đứt công ty nội thất, giảm tỷ lệ sở hữu về 0%

Một công ty ở Hưng Yên chi gần 900 tỷ mua công ty nội thất Hoà Phát, một tuần sau tăng vốn từ 8 tỷ lên 300 tỷ - Ảnh 2.

Vì sao Hoà Phát bán công ty nội thất? 

Trước khi trở thành "vua thép", Nội thất là một trong hai mảng kinh doanh đầu tiên của Hòa Phát. Năm 1992, Công ty Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát được thành lập, là công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát. Doanh nghiệp này cũng là đơn vị đầu tiên thời điểm đó kinh doanh máy móc thiết bị. Đến năm 1995, Hòa Phát thành lập doanh nghiệp kinh doanh nội thất với tên ban đầu là Công ty TNHH Thương mại Sơn Thủy, chuyên làm đại lý phân phối cho các sản phẩm nội thất nhập ngoại. Thép và ống thép là hai mảng kinh doanh đi sau, được lập giai đoạn 1996-2000.

Vốn đầu tư 400 tỷ đồng, nhưng trong 4 năm gần nhất, lợi nhuận ròng từ công ty nội thất thu về từ 250 – 300 tỷ đồng mỗi năm.

Chia sẻ lý do bán công ty nội thất, tỷ phú Trần Đình Long cho biết: "Trong chiến lược phát triển của tập đoàn 5 năm nay, Hoà Phát tập trung vào ngành sản xuất số lượng nhiều, ngành to, thô, sẽ tránh cạnh tranh với các ông lớn trên thế giới. 

Nội thất là ngành tạo nên nên tuổi cho Hoà Phát nhưng theo thời gian, nội thất đang có 2 vấn đề thứ nhất là ngành phù hợp với kinh tế gia đình, trước đây rất tốt nhưng nay lại thành nợ. Cách đây 4-5 năm cứ 10m có một hàng nước chè nhưng nay khác rồi. Ngành nội thất cũng thế, mình đi cạnh tranh với kinh tế gia đình không lại được. 

Thứ hai, Công ty nội thất còn ở Hoà Phát 2.000 nhân viên làm ra doanh thu 1.800 tỷ và lợi nhuận được 200 tỷ. Cùng như vậy công ty ống thép Hoà Phát cũng 2.000 nhân viên làm ra 20.000 tỷ doanh thu gấp 10 lần nội thất".

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video