Một công ty chứng khoán bị Handico ra "tối hậu thư" yêu cầu trả nợ, nếu không sẽ làm thủ tục phá sản

Handico đã có công văn yêu cầu CTCK VIG thanh toán toàn bộ số nợ, nếu không thanh toán, Handico sẽ yêu cầu thủ tục phá sản đối với Công ty.

CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (HNX: VIG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, được tổ chức vào ngày 21/06, tại TP. HCM.

Theo đó, về kế hoạch kinh doanh, trong năm 2021 VIG đặt mục tiêu doanh thu hơn 10 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2020. Trong đó, mảng hoạt động môi giới và tư vấn được kỳ vọng sẽ tăng 65% và 60%.

Về lợi nhuận, VIG hy vọng sẽ thu về 700 triệu đồng lãi trước thuế vào cuối năm, trong khi năm trước công ty lỗ hơn 3 tỷ đồng.

Một công ty chứng khoán bị Handico ra "tối hậu thư" yêu cầu trả nợ, nếu không sẽ làm thủ tục phá sản công ty - Ảnh 1.

Để thực hiện mục tiêu trên, VIG đưa ra các giải pháp cho năm 2021 như tăng tỷ trọng thị phần môi giới, đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tư vấn, tái cấu trúc chiến lược doanh nghiệp chủ động tiếp cận với các công ty khác. Đồng thời, đàm phán với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để có nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. 

Ngoài ra, VIG cũng sẽ phát triển thêm mảng tư vấn đầu tư, coi đây là mũi nhọn để tư vấn khách hàng.

Lãnh đạo VIG cho biết, công ty tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do đặc thù VIC chỉ là một công ty chứng khoán đại chúng với hầu hết các cổ đông nhỏ lẻ, không có sự hậu thuẫn nào về nguồn vốn và các lợi thế kinh doanh từ một ngân hàng hoặc một tập đoàn kinh tế nào đó.

Do đó, về kết quả kinh doanh, năm 2020 VIG chỉ đạt doanh thu gần 7 tỷ đồng, không hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra trước đó. 

Một điểm đáng chú ý ở hoạt động của VIG là Công đang có một khoản nợ có nguy cơ gây phá sản. Theo báo cáo của Ban Kiểm soát, VIG đang có khoản nợ với Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Handico) số tiền gốc 5,86 tỷ đồng và tiền lãi là 7,41 tỷ đồng.

Vì vậy, ngày 07/05/2021, Handico đã có công văn yêu cầu VIG thanh toán toàn bộ số nợ, nếu không thanh toán, Handico sẽ yêu cầu thủ tục phá sản đối với Công ty.

Thực tế cho thấy, kết quả kinh doanh những năm gần đây của VIG không mấy khả quan khi từ năm 2019 đến nay Công ty chỉ mới có 1 quý báo lãi. Tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2020, kiểm toán cũng đã có ý kiến nhấn mạnh về cơ sở hoạt động liên tục của doanh nghiệp do lợi nhuận âm.

Một công ty chứng khoán bị Handico ra "tối hậu thư" yêu cầu trả nợ, nếu không sẽ làm thủ tục phá sản công ty - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo tài chính VIG

Cụ thể, kiểm toán cho rằng, tính tại ngày 31/12/2020, lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính của VIG 168,71 tỷ đồng, đồng thời lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm của công ty âm 0,6 tỷ đồng, hoạt động công ty duy trì ở mức độ cầm chừng. 

Tuy nhiên, mặc dù kết quả kinh doanh trồi sụp, thế nhưng cổ phiếu của VIG thay vì “ngụp lặn” dưới mốc 2.000 đồng/cp như giai đoạn tháng 6/2018 - tháng 11/2020, giá cổ phiếu VIG tăng đến 540% trong 6 tháng qua, đạt 6.400 đồng/cp sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 1/6.

Theo Dân Việt

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video