Masan MEATLife và De Heus ký kết hợp tác chiến lược trong chuỗi giá trị đạm động vật

Tập đoàn De Heus là tập đoàn hoạt động trên quy mô toàn cầu, có hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp tiên tiến về dinh dưỡng động vật và chăn nuôi. Tại Việt Nam, De Heus Vietnam năm 2020 đạt doanh thu 12.763 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp ở mức cao với 16%. Khấu trừ chi phí, De Heus Vietnam đạt lợi nhuận sau thuế 952 tỷ đồng, ngang ngửa với tập đoàn lớn hiện nay là Dabaco (DBC).

Masan MEATLife và De Heus ký kết hợp tác chiến lược trong chuỗi giá trị đạm động vật

Masan MEATLife (MML) và Công ty TNHH De Heus đã ký kết Bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác đối tác (MOU). Theo nội dung ký kết, các bên sẽ tìm hiểu quan hệ đối tác chiến lược và các cơ hội hợp tác kinh doanh, cùng nhau hướng đến mục tiêu tối ưu hóa và thúc đẩy năng suất của chuỗi giá trị đạm động vật từ trang trại đến bàn ăn theo mô hình 3F (Feed - Farm – Food). Trong đó, Masan tiếp tục đầu tư phát triển vào lĩnh vực thịt mát có thương hiệu, còn De Heus sẽ ưu tiên tập trung cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, con giống và chăn nuôi. Từ đó, thúc đẩy mô hình 3F nhằm đáp ứng nhu cầu thịt mát đảm bảo an toàn, tươi ngon với giá cả hợp lý cho 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam.

Được biết, các bên sẽ thành lập Ban Lãnh Đạo để cùng nhau thảo luận về các hạng mục đầu tư chung và riêng của các dự án hiện tại hoặc trong tương lai. Bản MOU này là một thỏa thuận không ràng buộc, tuy nhiên, các bên đều cam kết xúc tiến phát triển một hoặc nhiều thỏa thuận hợp tác trước quý đầu tiên của năm 2022. Mọi thỏa thuận hợp tác hoặc liên doanh phải tuân theo các quy định phê duyệt của công ty.

Masan MEATLife và De Heus ký kết hợp tác chiến lược trong chuỗi giá trị đạm động vật - Ảnh 1.

Tập đoàn De Heus là tập đoàn hoạt động trên quy mô toàn cầu, có hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp tiên tiến về dinh dưỡng động vật và chăn nuôi. Kể từ khi gia nhập vào thị trường Việt Nam năm 2009 tới nay, De Heus đã trở thành một trong những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn. De Heus chuyên cung ứng cho hàng triệu hộ chăn nuôi, nuôi trồng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

Với các khoản đầu tư chiến lược của công ty vào lĩnh vực con giống, đồng thời giữ vai trò tích cực trong hợp tác chuỗi giá trị, De Heus góp phần đáng kể trong công cuộc chuyên nghiệp hóa ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản độc lập tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, De Heus Vietnam năm 2020 đạt doanh thu 12.763 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp ở mức cao với 16%. Khấu trừ chi phí, De Heus Vietnam đạt lợi nhuận sau thuế 952 tỷ đồng, ngang ngửa với tập đoàn lớn hiện nay là Dabaco (DBC).

Về phía, MML, Công ty là thành viên của Tập đoàn Masan, tập trung vào các sản phẩm thịt có thương hiệu bằng cách nâng cao năng suất của chuỗi giá trị thịt tại Việt Nam. MML có tiền thân là Masan Nutri Science (MNS), đổi tên và đưa lên sàn từ năm 2019. Mảng thịt của Công ty năm 2020 lỗ sau thuế hơn 300 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2021, nhu cầu tích trữ thực phẩm mùa giãn cách tăng cao thúc đẩy MML tăng trưởng mạnh mẽ. Ghi nhận, trong kỳ thịt heo mang về mức doanh thu thuần 1.438 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng doanh thu thuần của MML không bao gồm 3F Việt. Với diễn biến tích cực từ thị trường, ban điều hành Masan đang hướng đến mục tiêu đưa mảng kinh doanh thịt có lãi ròng vào cuối năm nay khi tổ hợp chế biến thịt đạt từ 25 - 30% công suất sử dụng vào quý cuối năm nay, so với công suất sử dụng hiện tại là gần 11%.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video