Lương tối thiểu vùng được đề xuất tăng nhiều nhất 230.000 đồng

Cơ quan quản lý cho rằng mức tăng tối đa đến 230.000 đồng có thể đáp ứng được khoảng 92-96% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. 

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, Bộ đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng so với hiện nay.

Theo đề xuất này, mức lương tối thiểu vùng áp 4 mức. Cụ thể, vùng I là 3,98 triệu đồng mỗi tháng, vùng II là 3,53 triệu đồng, vùng III 3,09 triệu đồng và mức 2,76 triệu đồng áp dụng đối với vùng IV.

Theo Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, mức lương tối thiểu trên tương ứng với mức tăng theo tỷ lệ phần trăm từ 6,1% đến 7% tùy theo từng vùng. Tỷ lệ này được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2017 dự kiến khoảng 4-4,5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động, cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 2-2,5% nhằm thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động. Đồng thời sẽ đáp ứng được khoảng 92-96% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình tùy theo từng vùng.

Bộ Lao động cho biết, đề xuất phương án điều chỉnh nêu trên đã tính đến các tác động về việc làm, thất nghiệp, điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; mức độ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, từng bước đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và có cân đối với tương quan tiền lương của các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Về địa bàn áp dụng, Bộ đề xuất cơ bản giữ nguyên 4 vùng và danh mục địa bàn ở 4 vùng theo quy định tại Nghị định số 153/2016. Tuy nhiên, cơ quan này cũng đề xuất xem xét, cân đối điều chỉnh, bổ sung một số địa bàn áp dụng.

Cụ thể, điều chỉnh phân vùng từ vùng II lên vùng I đối với thị xã Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai. Một số địa bàn điều chỉnh từ vùng III lên vùng II gồm: huyện Thống Nhất (Đồng Nai), huyện Thủ Thừa (Long An) và thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam). Các địa bàn từ vùng IV được đề xuất điều chỉnh lên vùng III gồm: huyện Phú Ninh (Quảng Nam), huyện Lộc Ninh và Phú Riềng (Bình Phước). Riêng huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được đề xuất điều chỉnh từ vùng III xuống vùng IV.

Về thời điểm áp dụng, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đề xuất quy định này được thực hiện từ 1/1/2018.

Theo Ngọc Tuyên Vnexpress

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video