Lùi thời hạn đóng tài khoản không đủ tư cách pháp nhân

Theo Thông tư mới, điều khoản về việc đóng tài khoản không đủ tư cách pháp nhân bắt buộc không còn nữa mà được lùi lại một năm.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư mới sửa đổi Thông tư 32 để lùi một loạt thời hạn liên quan đến tài khoản thanh toán của tổ chức không có tư cách pháp nhân trong đó có các văn phòng luật sư, quỹ đầu tư...

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán cùng căn cứ dựa trên các Luật, Nghị định, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32 có hiệu lực gần một năm trước đây.

[caption id="attachment_85453" align="aligncenter" width="500"] Việc đóng tài khoản không đủ tư cách pháp nhân được dời lại một năm[/caption]

Thông tư 32 quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong đó đưa ra một loạt thời hạn và chỉ đạo đóng tài khoản đối với những tài khoản thanh toán của khách hàng là hộ gia đình tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân chưa hoàn thành việc chuyển đổi hình thức tài khoản sau 12 tháng kể từ khi Thông tư có hiệu lực, tức vào ngày 1/3 tới.

Tuy nhiên, theo Thông tư mới, điều khoản về việc đóng tài khoản bắt buộc không còn nữa. Thời hạn để ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng biết về việc thực hiện chuyển đổi hình thức tài khoản thanh toán được lùi lại một năm. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng phải có thông báo vào trước 1/6/2018 sau khi rà soát hồ sơ, hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được mở trước thời điểm Thông tư có hiệu lực.

Thông tư mới cũng quy định trong vòng 24 tháng, các ngân hàng cần phối hợp với khách hàng hoàn thành việc thực hiện ký lại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán để chuyển đổi sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán của pháp nhân hoặc tài khoản thanh toán chung hoặc đóng tài khoản thay vì thời hạn 12 tháng trước đây.

Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 32 đã dãn thời hạn thêm một năm để ngân hàng và các khách hàng là hộ gia đình tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thời gian để thực hiện chuyển đổi cũng như giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc chuyển đổi này.

Đầu tháng 2 vừa qua, khi quy định về việc đóng tài khoản bắt buộc đến gần, phía Bộ Tư pháp mà cụ thể là Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã có văn bản cho rằng việc Thông tư số 32/2016 quy định đối tượng được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng chỉ gồm cá nhân và pháp nhân là không hợp pháp, hạn chế quyền của các tổ chức không có tư cách pháp nhân đã được pháp luật quy định cũng như hạn chế quyền của ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Đồng thời, quy định buộc phải đóng và chuyển đổi tài khoản được cơ quan này cho là “trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các tổ chức không có tư cách pháp nhân đã mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Thông tư số 32 có hiệu lực”.

Việc chuyển đổi theo như quy định tại Thông tư 32 được cho là cần thiết và phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 khi bộ luật này quy định chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân và cá nhân. Hiện có không ít các hình thức tổ chức không có tư cách pháp nhân như quỹ đầu tư, văn phòng luật sư...

Theo Vnexpress

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video