Lối ra nào cho Hanichemco?

Sau đạm Ninh Bình – đứa con đầu lòng của ngành sản xuất đạm VN – Cty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) thuộc Tập đoàn Hóa chất VN (Vinachem) trong những năm gần đây liên tục lỗ do mở rộng quy mô và ra?

[caption id="attachment_24283" align="aligncenter" width="588"]Tổng nhu cầu phân đạm và thị phần của 4 nhà máy lớn tại VN từ năm 2003 – 2015 (Trên) và Biểu đồ và dự báo giá phân đạm từ 2010 -1017 của ngân hàng thế giới (Dưới). Tổng nhu cầu phân đạm và thị phần của 4 nhà máy lớn tại VN từ năm 2003 – 2015 (Trên) và Biểu đồ và dự báo giá phân đạm từ 2010 -1017 của ngân hàng thế giới (Dưới).[/caption]

Hanichemco hiện có 1 cty con là Cty CP Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc (64.56%) và hai Cty liên kết gồm Cty CP XNK Phân bón Bắc Giang và Cty CP Khí hóa lỏng Hà Bắc (đều nắm 36%). Hiện sản phẩm chính của Hanichemco là phân đạm Urê và NH3 lỏng.

Lợi nhuận giảm mạnh

Ngày 13/11, Hanichemco đã IPO lần đầu với tổng vốn điều lệ dự kiến sau CPH 2.722 tỉ đồng. Số cổ phần đưa ra đấu giá là 94.778.500 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần…

Được biết, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN tại thời điểm 1/1/2015 là hơn 2.722 tỷ đồng. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang Cty CP, Hanichemco dự kiến vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ hiện tại. Cũng theo phương án cổ phần hóa, Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ 64% vốn điều lệ của Hanichemco (hơn 174,2 triệu cổ phần). Gần 3,2 triệu cổ phần sẽ được bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên và công đoàn, tương đương 1,2% vốn điều lệ sau CPH.

Trong 3 năm 2012 – 2014, Hanichemco ghi nhận doanh thu dao động trong khoảng 1.973 – 2.199 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế từ 105,3 – 373,9 tỷ đồng. Hanichemco đặt mục tiêu doanh thu từ 3.685 tỷ đến 4.509 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 – 2018.

Tuy nhiên, những năm gần đây Cty liên tục phải giảm giá bán sản phẩm dẫn đến doanh thu liên tục sụt giảm và đã rớt khởi mốc 2.000 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2015 doanh thu chỉ dừng ở mức gần 700 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế sụt giảm từ mức 227 tỷ (2013) xuống còn 105 tỷ đồng (2014). Chính điều này đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu từ mức khá cao vào năm 2012 (18,5%), đã giảm vào năm 2013, 2014 (lần lượt là 10.75% và 4.99%).

Lỗ nặng vì nợ vay mở rộng nhà máy

Theo các chuyên gia, nợ phải trả là một vấn đề lớn của Hanichemco. Từ năm 2010, khi triển khai dự án mở rộng nhà máy, Cty vay dài hạn hơn 5.000 tỷ đồng từ VietinBank và Ngân hàng Phát triển VN. Ngoài ra, vốn tự có của dự án khi đó được duyệt lên đến 102 triệu USD dẫn đến vốn nhàn rỗi được Cty sử dụng hết cho dự án. Từ năm 2014, Cty phải vay vốn từ các ngân hàng để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Tỷ giá ngoại tệ biến động kèm lãi vay ngân hàng đã làm cho chi phí tài chính của Hanichemco trong năm 2014 trở lại đây tăng lên khá cao, ảnh hưởng đến tổng chi phí của toàn Cty hàng năm (chiếm trên 1.600 tỷ đồng).

Theo bản cáo bạch của Cty, việc lỗ của Hanichemco gắn liền với dự án cải tạo mở rộng nhà máy sản xuất với tổng giá trị đầu tư hơn 568 triệu USD, được triển khai từ năm 2010. Hiện nay, do dự án mở rộng nhà máy mới đi vào hoạt động nên áp lực về chi phí lãi vay bị phân bổ và trích khấu hao khá cao, Cty dự kiến hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ lỗ từ năm 2015 – 2016, bắt đầu từ năm 2017 sẽ có lãi với ước tính 226 tỷ đồng, năm 2018 là 459 tỷ đồng và dự kiến đến 2019 sẽ hết lỗ lũy kế và bắt đầu từ 2020 thực hiện chia cổ tức cho các cổ đông. Điều này, phù hợp với dự kiến khi Cty xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án mở rộng nhà máy. Theo đó kế hoạch năm đầu tiên (2015), Cty lỗ 26,55 triệu USD, tương đương với 585 tỷ đồng, năm thứ 2 (2016) lỗ 5,659 triệu USD, tương ứng 124,69 tỷ đồng, năm thứ 3 lãi 4 triệu USD, tương ứng với 88,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên đánh giá từ nhu cầu phân đạm hàng năm của VN khoảng 2 triệu tấn. Hiện tại, cả nước đang có 4 nhà máy sản xuất phân đạm với tổng công suất tương đương 2,65 triệu tấn/năm. Ngoài đối thủ cạnh tranh trong nước, Hanichemco còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ đạm của các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc. Cần lưu ý, từ năm 2012 trở về trước, 40% nhu cầu phân bón trong nước phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm khoảng 49% tổng lượng phân bón nhập khẩu) với giá bán thấp hơn phân đạm VN. Bên cạnh đó, Nhật Bản và các nước Trung Đông là các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu phân bón sang VN. Các quốc gia Trung Đông với lợi thế giá ga tự nhiên và giá dầu thấp đã có thể sản xuất phân bón với chi phí thấp, qua đó tạo ra sự cạnh tranh về giá cả với các DN sản xuất phân bón trong nước nói chung và Hanichemco nói riêng khó mà thoát lỗ vì gánh nặng từ nợ vay…

Theo tính toán, ngay cả Đạm Phú Mỹ là Cty có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất ngành thì lãi cùng ngày một mỏng đi từ mức 3.500 tỷ của năm 2012 giảm xuống còn 1.200 tỷ đồng vào năm 2014.

Thách thức nào cho Hanichemco ?

Thực tế cho thấy, trong khi các nhà máy sản xuất ure trên thế giới hay Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau (những nhà máy thuộc PVN sản xuất đạm từ khí đồng hành khi khai thác dầu) thì đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc, sản xuất Ure từ than đá – một công nghệ lạc hậu. Khi giá dầu giảm, giá khí cũng xuống giúp các DN giảm giá thành nhưng hai DN này không được hưởng lợi, kéo giá tăng cao.

Việc đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô là điều bình thường của mỗi DN nếu xác định phương án đó là phù hợp với năng lực của DN và nhu cầu của thị trường. Nhưng rõ ràng việc đầu tư của Đạm Hà Bắc và Đạm Ninh Bình đã không chuẩn từ khâu lập dự án tiền khả thi, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu khẳng định.

Thực tế, trong quá trình mở rộng dự án, Đạm Hà Bắc đã nhận được nhiều “trợ giúp” từ Chính phủ. Cụ thể như văn bản số 328/CP KHTH ngày25/3/1998của Thủ tướng Chính phủ, đã có một số biện pháp trợ giúp Hanichemco, đó là cho phép Cty đưa 50.000 tấn urê tồn kho vào dự trữ, đến ngày 31/12/1999. Ngân hàng cho vay vốn để thực hiện dự trữ. Nhà nước hỗ trợ lãi suất của phần vốn vay dự trữ từ quỹ bình ổn giá; Cho phép Cty năm 1998 không phải trích khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc dây chuyền sản xuất phân đạm; Cho phép Cty được hoãn trả nợ gốc và lãi phải trả trong hai năm 1997- 1998 đối với phần vốn vay để đầu tư cải tạo nâng cấp dây chuyền sản xuất phân đạm. Tại văn bản số 537/QĐ-TTG, ngày10/5/1999, của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục hỗ trợ Hanichemco, đó là khoanh nợ và không tính lãi đối với số vốn Cty đã vay ngân hàng để đầu tư và mở rông dây chuyền sản xuất đến hết tháng 12/2000…

Vậy ai sẽ tiếp tục cứu Hanichemco? Câu trả lời không dễ dàng, bởi theo lãnh đạo Đạm Hà Bắc để nhà máy hoạt động hiệu quả là cả vấn đề không dễ dàng. Muốn thoát lỗ chỉ còn trông chờ vào giá phân đạm thế giới tăng trở lại. Theo tính toán giá urê trên thế giới tháng 4/2016 bình quân là 235 USD/tấn, nhưng sang tháng 5/2016 đã nhích lên mức 246 USD/tấn. “Nếu giá đạm thế giới tăng lên trên 300 USD/tấn, thì Đạm Hà Bắc sẽ thoát lỗ”…Tuy nhiên tất cả những điều này chỉ trông chờ vào sự may rủi.

Theo DĐDN

Tags:

Ba mô hình sàn giao dịch vàng phổ biến toàn cầu

Các sàn giao dịch vàng trên thế giới hoạt động đa dạng với cơ chế giám sát chặt chẽ, từ giao dịch vàng vật chất đến tài khoản và phái sinh. Mỗi mô hình có đặc điểm riêng nhưng đều hướng tới minh bạch, hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư.

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Video