Lợi nhuận khiêm tốn của P&G Việt Nam

Dù có thị phần hàng tiêu dùng chỉ đứng thứ 2 tại Việt Nam, song Công ty P&G Việt Nam chỉ đạt gần 7.000 tỷ đồng doanh thu và 169 tỷ đồng lợi nhuận trong năm ngoái, thấp hơn nhiều so với Unilever Việt Nam.

Sự cạnh tranh giữa Unilever và Procter & Gamble (P&G) từ lâu đã được xem là cuộc chiến kinh điển trong giới kinh doanh, tương tự như câu chuyện của Coca-cola với Pepsi hay McDonalds với Burger King.

Tại Việt Nam, Unilever và P&G cũng là 2 tên tuổi đứng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, cung cấp gần như tất cả các mặt hàng tiêu dùng người Việt Nam thường dùng trong gia đình hàng ngày, từ nước rửa chén, bột giặt, kem đánh răng, xà phòng, dầu gội, kem dưỡng, hay cả thực phẩm...Đi kèm với các mặt hàng đa dạng là hệ thống phân phối rộng khắp, đến tận những địa phương hẻo lánh.

Mặc dù vậy, khoảng cách giữa vị trí số 1 và kẻ bám đuổi số 2 đôi khi lại rất lớn. Báo cáo kết quả kinh doanh của P&G Việt Nam cho thấy, quy mô của công ty này nhỏ hơn rất nhiều so với Unilever Việt Nam.

Cụ thể, P&G Việt Nam ghi nhận doanh thu xấp xỉ 7.000 tỷ đồng trong năm tài chính 2019 (kết thúc vào 30/6), tăng khoảng 10% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 214 tỷ đồng, tăng trưởng 16,3%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng bình quân 5% của ngành FMCG tại Việt Nam.

Ghi nhận tăng trưởng tương đối tốt, song nếu so với quy mô của Unilever tại Việt Nam, P&G Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Chỉ riêng năm 2017, Unilever đã ghi nhận mức doanh thu 25.000 tỷ đồng và lợi nhuận gần 4.000 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với P&G Việt Nam.

Vị thế của P&G Việt Nam phần nào được phản ánh qua từng sản phẩm. Dù cũng có giải sản phẩm khá rộng, song các sản phẩm của P&G Việt Nam vẫn lép vế và kém đa dạng hơn khi so với danh mục của Unilever Việt Nam

Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của P&G Việt Nam là chi phí bán hàng.Với đặc thù của ngành hàng tiêu dùng đòi hỏi phải quảng cáo liên tục để người tiêu dùng không ‘quên’ sản phẩm của mình, P&G Việt Nam mỗi năm đầu tư rất nhiều cho quảng cáo và chiết khấu cho các nhà phân phối.

Trong năm 2019, công ty chi ra hơn 2.300 tỷ đồng chi phí bán hàng, tăng gần 400 tỷ đồng so với năm 2018. Nhìn chung, tình hình tài chính của P&G Việt Nam khá lành mạnh, công ty cũng không để lại lợi nhuận tích lũy mà phần lớn chia về cho công ty mẹ P&G.

Theo Global Insight, tốc độc tăng trưởng tiêu dùng bình quân thị trường 100 triệu dân trong giai đoạn 2011 – 2020 cao nhất khu vực Đông Nam Á, với khoảng 8%/năm, hơn nhiều so với Indonesia, Malaysia (5%), hay Philippines, Thái Lan, Singapore (4%).

Thị trường nhiều tiềm năng cũng xuất hiện nhiều đối thủ. Hiện tại, ngoài Unilever, thị trường FMCG tại Việt Nam còn xuất hiện nhiều cái tên có tiềm lực khác như Nestle và cả những doanh nghiệp trong nước như tập đoàn Masan.

Theo báo cáo của Nielsen, các doanh nghiệp nội đang cho thấy sức tăng trưởng ấn tượng trong ngành FMCG, đặc biệt mảng đồ ăn và thức uống đang là sân chơi riêng của doanh nghiệp nội.

Ngay tại ngành hàng chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân, vốn là sân chơi lâu năm của các doanh nghiệp ngoại, doanh nghiệp nội cũng đang tấn công mạnh mẽ. Thương vụ mua lại bột giặt NET mới đây của Masan là ví dụ điển hình.

Theo TheLEADER

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video